Đại Học An Giang điểm chuẩn 2024 - AGU điểm chuẩn 2024
Đại Học An Giang điểm chuẩn 2024 - AGU điểm chuẩn 2024
1. Phạm vi và phân vùng tuyển sinh
- Phạm vi tuyển sinh Phía Bắc: Từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra.
+ Vùng 1: các tỉnh miền núi phía Bắc (10 tỉnh): Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.
+ Vùng 2: các tỉnh, thành phố đồng bằng và trung du Bắc Bộ (15 tỉnh, thành phố): Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh.
+ Vùng 3: các tỉnh Bắc Trung Bộ (06 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
+ Vùng 8 phía Bắc: chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ đóng quân từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra của các đơn vị A09, C01, C10, C11, K01, K02.
+ Học sinh Trường Văn hóa đăng ký dự thi, tham gia xét tuyển cùng với thí sinh ở Vùng mà Công an địa phương cử vào Trường Văn hóa.
1. Phạm vi và thời gian tuyển sinh
- Phạm vi tuyển sinh Phía Bắc: Từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra. Riêng ngành An toàn thông tin phạm vi tuyển sinh toàn quốc.
- Thời gian tuyển sinh: Tháng 06 năm 2024.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh: 100 chỉ tiêu, trong đó:
- Nhóm ngành Nghiệp vụ an ninh: 70 (Nam: 63; Nữ: 07);
- Ngành An toàn thông tin: 30 (Nam: 27; Nữ: 03).
Sau khi Bộ Công an có hướng dẫn tuyển sinh, Học viện An ninh nhân dân sẽ thông báo và cập nhật trong Đề án tuyển sinh và công bố đăng tải trên trang điện tử của nhà trường tại địa chỉ: https://hvannd.edu.vn.
Đầu tháng 3/2024, Quyết định số 585/QĐ-ĐHQGHN về việc giao chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, thạc sĩ chính quy, tiến sĩ năm 2024 cho các đơn vị đào tạo trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã được ban hành. Theo đó, trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2024, Trường Đại học Ngoại ngữ tuyển sinh 2.350 sinh viên, tăng 400 chỉ tiêu và tuyển sinh thêm ngành Sư phạm tiếng Đức (mở cách năm) so với năm 2023.
Cụ thể, chỉ tiêu chương trình đào tạo chuẩn là 2.000 và liên kết quốc tế là 350. 9 CTĐT ngành Ngôn ngữ là: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Ả Rập, Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia. 5 CTĐT ngành Sư phạm bao gồm: Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Sư phạm tiếng Đức, Sư phạm tiếng Nhật, Sư phạm tiếng Hàn Quốc. Trường tuyển sinh 01 CTĐT quốc tế liên kết với Đại học Southern New Hampshire (Hoa Kỳ) là Kinh tế – Tài chính.
Trường giữ ổn định bốn phương thức xét tuyển như năm ngoái gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ; Xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; Xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp nhiều nhất với 1.000 chỉ tiêu.
Ở phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, ngoài áp dụng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo với thí sinh có giải quốc gia, quốc tế, trường xét hai nhóm thí sinh khác.
Một là thí sinh dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; thành viên đội tuyển quốc gia thi khoa học, kỹ thuật quốc tế. Các em cần có hạnh kiểm tốt trong ba năm học THPT và có điểm thi tốt nghiệp đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành (mức này sẽ công bố sau).
Hai là nhóm thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế; kỳ thi Olympic, kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Đại học Quốc gia Hà Nội môn Ngoại ngữ; kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Riêng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp địa phương cần có học lực giỏi, điểm trung bình chung ba năm đạt từ 8,5 trở lên.
Với phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ, trường xét thí sinh có chứng chỉ VSTEP (kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) từ B2 trở lên, do trường tổ chức; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5, TOEFL iBT từ 72 hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác từ B2 trở lên. Những thí sinh này phải có tổng điểm thi tốt nghiệp hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển từ 14 điểm trở lên (bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn).
Ngoài ra, trường xét thí sinh có chứng chỉ A-Level với ba môn (bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn) theo các tổ hợp, đạt từ 60/100 điểm mỗi môn, điểm SAT từ 1100/1600, điểm ACT từ 22/36 trở lên.
Với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực, thí sinh đăng ký cần có điểm thi tốt nghiệp môn Ngoại ngữ đạt từ 6 và điểm bài đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 80/150 điểm trở lên hoặc điểm bài đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM đạt từ 750/1200 điểm.
Phương thức xét tuyển thứ tư là dựa theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi, theo từng tổ hợp xét tuyển, trong đó Ngoại ngữ nhân đôi, cộng với điểm ưu tiên. Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, không phân biệt điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.
Hiện Trường Đại học Ngoại ngữ vẫn đang tích cực triển khai các hoạt động tư vấn, truyền thông tuyển sinh đại học.
Group trao đổi thông tin và hỗ trợ tư vấn trực tiếp dành cho Thí sinh và Phụ huynh tại Facebook: ULIS Support for K58 (Tư vấn tuyển sinh đại học chính quy năm 2024): fb.com/groups/ulis.k58
Hotline 24/7: 0888.18.1955/ 0979.292.969/ 0986.455.599(LKQT)
Chuyên trang tuyển sinh: ulis.vnu.edu.vn/tuyensinh2024
Lời đầu tiên, cho phép tôi thay mặt tập thể Nhà trường gởi lời chào mừng trân trọng và nồng nhiệt nhất tới Quý Lãnh đạo, Quý đại biểu, các vị khách quý cùng quý thầy cô và các anh chị học viên, SV, HS quý mến.
Năm học 2023-2024, với sự quan tâm sâu sắc, hỗ trợ tận tình và kịp thời của Ban Giám đốc và các đơn vị thuộc, trực thuộc ĐHQG-HCM cùng với sự nỗ lực của Quý thầy, cô, Nhà trường tiếp tục đạt được một số kết quả đảng khích lệ, đó là:
Hoàn thành các đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị thuộc và trực thuộc theo hướng tinh gọn, hiệu quả; thực hiện đúng tiến độ, đúng quy định của ĐHQG-HCM về đầu tư cơ sở vật chất; mở các ngành mới, trong đó có cử nhân tài năng và đào tạo tiến sĩ; được cấp Giấy chứng nhận kiểm định cơ sở giáo dục chu kỳ 2, giai đoạn 2023-2028, tự đánh giá 9 chương trình đào tạo; chất lượng đào tạo tiếp tục được nâng cao qua việc thực hiện chuẩn đầu ra của SV, HV theo chuẩn ĐHQG-HCM, tỷ lệ HS giỏi nộp hồ sơ trúng tuyển, điểm chuẩn tăng (trung bình mỗi năm tăng từ 0,5 đến 01 điểm/ năm)...; hợp tác quốc tế tiếp tục được mở rộng và triển khai đạt hiệu quả cao. Các đoàn thể đạt thành tích cao trong các phong trào, đã nhận được Bằng khen các cấp, tiêu biểu là đạt nhiều giải cao trong Hội thi Olympic Toán học, Hóa học Sinh viên toàn quốc 2024; nhiều SV nhận được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, giải thưởng “Sao Tháng Giêng”, Đoàn Thanh niên, Hội SV tiếp tục nhận Cờ Xuất sắc dẫn đầu 5 năm liền công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Đặc biệt, lần đầu tiên, SV Lê Thị Đức Ngọc của Trường được vinh danh với Giải thưởng “Nữ sinh Khoa học và công nghệ VN 2023” và em Mai Trường Xuân Long, HS lớp 12 Trường PTTHSP là thí sinh đầu tiên và duy nhất của ĐBSCL đạt Giải cấp Toàn quốc cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới 2024. Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm tăng hơn 20 giải trong các cuộc thi văn hóa, kỹ năng, thi tuyển sinh so với năm học trước, nâng cao thứ hạng trong tỉnh - xếp hạng 11/65 trong toàn tỉnh. Qua thành tích của năm học vừa qua, nối tiếp những năm trước đó, chúng ta có thể khái quát rằng, logic sự phát triển của Nhà trường là thành tích đã tăng liên tục về số lượng lẫn chất lượng. Mặc dù vậy, các thành tích đó vẫn còn khiêm tốn, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong năm học này cũng như những năm tiếp theo. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trong tháng 9 vừa qua đã đóng góp gần 300.000.000 đ và SV đã đóng góp hơn 50.000.000 đ để ủng hộ đồng bào trong đó có nhiều SV, HS bị ảnh hưởng cơn bão số 3. Đây là nghĩa cử đẹp mà chúng ta cùng với nhân dân cả nước chia sẻ khó khăn thay cho lời hát hay, điệu múa đẹp của SV đã chuẩn bị tích cực trong tháng qua cho Chương trình Văn nghệ mở đầu buổi Lễ Khai giảng sáng nay.
Thay mặt tập thể lãnh đạo Nhà trường, tôi ghi nhận sự nỗ lực của Quý thầy, cô và các SV, HS. Và hôm nay, Nhà trường long trọng tổ chức ngày Lễ Khai giảng – một ngày mang ý nghĩa cho sự khởi đầu quan trọng với một niềm tin và quyết tâm cho một chặng đường mới với mong muốn là sẽ đạt nhiều thành tích bức phá hơn nữa.
Quý thầy cô và các anh, chị HV, các em SV, HS thân mến!
Chiến lược phát triển của ĐHQG-HCM giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045 đã nêu rõ: “ĐHQG-HCM trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam”. Để đạt được mong muốn đó, Chiến lược xác định sứ mạng của mình với 04 nhóm nhiệm vụ mà một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, đó là “Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức toàn diện, có trách nhiệm XH, có năng lực lãnh đạo và có tư duy khởi nghiệp”[1]; từ đây, hình thành giá trị cốt lõi, tạo nên bản sắc riêng mình, đó là: “Xuất sắc, tiên phong, chính trực, trách nhiệm và hiệu quả”[2]. Theo đó, để hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, Nhà trường xác định 05 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
- Một là, tập trung triển khai các nghị quyết của Tỉnh ủy, Đảng ủy ĐHGQ-HCM và 12 nhiệm vụ, giải pháp mà Bộ GDDT và ĐHQG-HCM đề ra trên tất cả các mặt hoạt động một cách linh hoạt, hiệu quả cao nhất; tăng tốc độ chuyển đổi số, phát huy sức mạnh hệ thống, thực hiện sứ mệnh là trường ĐH thành viên của ĐHQG-HCM ở ĐBSCL;
- Hai là, tổng kết, đánh giá một cách khách quan thành tựu và hạn chế qua 25 năm, đặc biệt là giai đoạn 05 năm từ khi trở thành trường ĐH thành viên của ĐHQG-HCM, qua đó, tập trung đề ra các giải pháp khả thi để đạt các KPIs trong Kế hoạch chiến lược của Trường giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030;
- Ba là, nâng cao năng lực số trong quản trị đại học cho đội ngũ viên chức, đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển của ĐHQG-HCM; hoàn thành các đề án, các quy chế, quy định, chương trình hành động… để tiếp tục kiện toàn tổ chức, nhân sự đáp ứng yêu cầu năm học và giai đoạn mới; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ để nâng cao tỷ lệ PGS, TS thông qua các đề án, đặc biệt là Đề án thu hút TS, nhà khoa học trẻ làm việc tại Trường;
- Bốn là, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng; phát triển các CTĐT liên trường, liên ngành, đáp ứng nhu cầu xã hội; trao đổi SV, GV, liên thông chương trình, công nhận tín chỉ và đồng cấp bằng với các trường thành viên thuộc ĐHQG-HCM và các trường đại học được kiểm định ở nước ngoài;
- Năm là, mở rộng và đi vào chiều sâu về hợp tác quốc tế, đặc biệt là tiếp tục triển khai tốt các dự án Quốc tế, trong đó tập trung phát huy tối đa Dự án SAHED do KOICA, Hàn Quốc tài trợ hơn 9 triệu USD để nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo; nâng cao chỉ số nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế; đồng thời, tăng cường hợp tác với địa phương, đặc biệt là trong bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ…
Quý thầy cô và các anh, chị học viên, các em SV, HS thân mến!
Nhân buổi Lễ khai giảng hôm nay, tôi xin nhắc lại một số dấu mốc quan trọng diễn ra trong năm học mới này như sau: ngày 13/8/2024, Nhà trường tròn 05 năm với tư cách là trường ĐH thành viên của ĐHQG-HCM. Đây là sự kiện rất quan trọng và Nhà trường đã tổng kết trong cuối tháng 8 vừa qua, qua đó cho thấy, các chỉ số trên mọi lĩnh vực đều tăng; đồng thời, Nhà trường cũng nhận ra những hạn chế, thách thức trong giai đoạn tới. Đến tháng 12-2024 tới đây, Nhà trường tròn 25 tuổi. Sự kiện này sẽ được tổ chức trong dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024) vào tháng 11 sắp tới. Và, năm học 2024-2025 là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021-2025. Điểm qua những dấu mốc quan trọng này để toàn thể thầy và trò chúng ta cùng suy ngẫm, hành động và ra sức phấn đấu nhiều hơn nữa vì sự phát triển của Nhà trường.
Kính thưa Quý thầy cô, các anh, chị học viên và các em sinh viên, học sinh thân mến!
Những nỗ lực của Quý thầy, cô đã đóng góp chung vào sự phát triển của Nhà trường. Năm học mới đã bắt đầu. Yêu cầu mới, điều kiện mới, nhất là công cuộc chuyển đổi số và công nghệ AI đang diễn ra mạnh mẽ. Giáo dục đại học vẫn còn nhiều thách thức buộc chúng ta phải thay đổi nhanh chóng để bắt kịp sự phát triển của thời đại. Nghĩa là, để tồn tại và phát triển chúng ta phải luôn đổi mới, sáng tạo. GS. Pasi Sahlberg (1959), nhà Giáo dục người Phần Lan, chuyên gia giáo dục cấp cao tại Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Đào tạo châu Âu (Torino, Ý), Giáo sư thỉnh giảng tại Trường Sau đại học về Giáo dục của Harvard..., từng thể hiện quan điểm của mình một cách rất khẳng khái là, ông “… không tin rằng, làm đi làm lại một thứ trong giáo dục sẽ tạo ra bất cứ khác biệt đáng kể nào để cải thiện”[3]. Cho nên, có thể nói rằng, muốn có một tương lai tươi sáng, chúng ta cần phải thay đổi thói quen tư duy và hành động của bản thân và tổ chức, trân trọng thời gian của hiện tại để thay đổi và hành động hiệu quả.
Quý thầy, cô và các anh chị HV và các em SV thân mến!
Trúng tuyển vào trường ĐH, các em bước vào môi trường mới với nhiều thay đổi. I.A. Gontcharov (1812 – 1891) - người Nga, từng nhắc rằng: “Các bài giảng của giáo sư, cho dù có đầy đủ, súc tích đến đâu, có chứa chan tình yêu tri thức của bản thân giảng viên đến đâu thì về thực chất mà nói, đó chẳng qua cũng vẫn chỉ là chương trình, là những lời chỉ dẫn tuần tự để điều chỉnh trật tự nhận thức của sinh viên. Người nào chỉ biết ngồi nghe giáo sư giảng mà bản thân mình không cảm thấy khát khao đọc sách thì có thể nói, tất cả những điều nghe giảng ở trường đại học cũng sẽ chỉ như một tòa nhà xây trên cát mà thôi”[4]. Chính vì vậy, các em muốn sự học của mình vững chắc thì phải biết tự học mà đọc sách là một trong những con đường cơ bản, quan trọng nhất cho việc tự học.
Với quyết tâm đưa Trường ĐHAG liên tục phát triển, hội nhập sâu, rộng vào hệ thống ĐHQG-HCM, tôi mong muốn tất cả thầy và trò chúng ta hãy nỗ lực nhiều hơn, luôn đổi mới, sáng tạo và hành động hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao nhất của mình. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường đã tiếp nhận 2.579 tân sinh viên nhập học, đạt 98,5% chỉ tiêu tuyển sinh. Tôi xin chúc mừng tất cả các em và xin nhiệt liệt biểu dương các Thủ khoa, Á khoa năm 2024; chúc các anh, chị HV Khóa 9, 10 các em SV khóa 22, 23, 24 bậc ĐH và các em HS Trường PT THSP tiếp tục đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Tôi cũng xin ghi nhận sự đóng góp rất quan trọng của quý thầy cô, các chuyên gia trong và ngoài nước trong năm học vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Đại học Quốc gia TP. HCM, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND, các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng toàn thể quý vị đại biểu, các vị khách quý, nhiều thầy, cô phải vượt đường xá xa xôi, dành thời gian và tình cảm quý báu đến dự buổi Lễ quan trọng này. Sự hiện hữu của Quý vị hôm nay sẽ là một động lực rất lớn, tiếp tục thôi thúc chúng tôi vì sự phát triển của Nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân và tổ chức đã tiếp tục tài trợ nhiều học bổng rất đáng quý cho SV, HS; cảm ơn các phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình, Báo TW và địa phương đã đến dự và đưa tin về sự kiện đặc biệt ngày hôm nay.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, tôi xin trân trọng tuyên bố khai giảng năm học 2024-2025! Trân trọng kính chào!
Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang
[1] Chiến lược phát triển ĐHQG-HCM 2021-2025 tầm nhìn 2045.
[2] Chiến lược phát triển ĐHQG-HCM 2021-2025 tầm nhìn 2045.
[3] Pasi Sahlberg, Bài học Phần Lan 2.0 - Chúng ta có thể học được gì từ cải cách giáo dục Phần Lan, 2016, tr. 182.