Chứng Cứ Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015

Chứng Cứ Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015

1. Về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự           Nghiên cứu quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự cho thấy Điều 85, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:            - Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;           - Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;           - Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;           - Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;           - Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;           - Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.           Như vậy so với quy định tại Điều 63, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có 2 điểm mới, đó là:           - Nếu tại Khoản 3, Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo thì Khoản 3, Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo. Như vậy Bộ luật mới đã đảo ngược cụm từ: “những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” thành cụm từ: “những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” . Vấn đề đặt ra ở đây không phải chỉ thay đổi từ ngữ mà bản chất là Bộ luật yêu cầu trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền, người tiến hành tố tụng và những người có thẩm quyền khác trước hết phải coi trọng việc chứng minh những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.           - Tại Khoản 5, Khoản 6, Điều 85, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn phải chứng minh: Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Đây là những quy định mới so với quy định tại Điều 63, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Vì vậy trong quá trình chứng minh vụ án hình sự phạm vi chứng minh không chỉ bó hẹp như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, mà trong Bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, trong Cáo trạng của Viện kiểm sát, trong Bản án của Tòa án đều phải có chứng cứ để chứng minh nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.           2. Về khái niệm chứng cứ           Tại Điều 86, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Chúng ta hãy trở lại quy định của Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ án.           Từ khái niệm đó, chúng ta thấy rằng có hai vấn đề cần phải quan tâm, đó là:           Thứ nhất, phạm vi chủ thể được sử dụng chứng cứ để chứng minh. Nếu Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định chỉ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án sử dụng chứng cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ án (khoản 1 Điều 64). Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án (khoản 2 Điều 65) thì Điều 86, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Như vậy phạm vi chủ thể được thu thập chứng cứ để chứng minh vụ án hình sự mở rộng cho các chủ thể khác. Cụ thể là:           - Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.           - Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.           - Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án. (Khoản 1,2,3. Điều 88, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) Thứ hai, Điều 86, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bỏ cụm từ: giải quyết đúng đắn vụ án và thay bằng cụm từ: giải quyết vụ án. Quy định này không làm mất đi yêu cầu trong quá trình chứng minh vụ án hình sự không cần đúng đắn mà bản thân trong quy định tại đoạn đầu về chứng cứ đã xác định cho tất cả các chủ thể: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. Như vậy nếu những gì có thật được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định thì tất nhiên sẽ phục vụ được yêu cầu giải quyết vụ án một cách khách quan, chính xác.           3. Về nguồn chứng cứ           Điều 87, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định hai vấn đề về nguồn của chứng cứ như sau:           Thứ nhất: Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:           - Vật chứng;           - Lời khai, lời trình bày;           - Dữ liệu điện tử;           - Kết luận giám định, định giá tài sản;           - Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;                   - Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;           - Các tài liệu, đồ vật khác.           Quy định này rõ ràng hơn và mở rộng hơn so với quy định của Khoản 2, Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đó là: Nếu như khoản 2, Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định chứng cứ được xác định bằng "…" thì Khoản 1, Điều 87, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ ràng bằng cụm từ "Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn…"           Nếu Khoản 2, Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định chứng cứ được xác định bằng: Vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; Biên bản trong hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác, thì Khoản 1, Điều 87, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nguồn chứng cứ rộng hơn. Cụ thể là:           - Xác định không những chỉ lời khai mà cả lời trình bày của bất cứ ai biết thông tin về vụ án hình sự đều được coi là nguồn của chứng cứ.           - Dữ liệu điện tử; Kết luận định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, truy tố, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác được coi là nguồn của chứng cứ.           Thứ hai: Khoản 2, điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn khẳng định: Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

1. Về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự           Nghiên cứu quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự cho thấy Điều 85, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:            - Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;           - Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;           - Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;           - Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;           - Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;           - Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.           Như vậy so với quy định tại Điều 63, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có 2 điểm mới, đó là:           - Nếu tại Khoản 3, Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo thì Khoản 3, Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo. Như vậy Bộ luật mới đã đảo ngược cụm từ: “những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” thành cụm từ: “những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” . Vấn đề đặt ra ở đây không phải chỉ thay đổi từ ngữ mà bản chất là Bộ luật yêu cầu trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền, người tiến hành tố tụng và những người có thẩm quyền khác trước hết phải coi trọng việc chứng minh những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.           - Tại Khoản 5, Khoản 6, Điều 85, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn phải chứng minh: Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Đây là những quy định mới so với quy định tại Điều 63, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Vì vậy trong quá trình chứng minh vụ án hình sự phạm vi chứng minh không chỉ bó hẹp như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, mà trong Bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, trong Cáo trạng của Viện kiểm sát, trong Bản án của Tòa án đều phải có chứng cứ để chứng minh nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.           2. Về khái niệm chứng cứ           Tại Điều 86, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Chúng ta hãy trở lại quy định của Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ án.           Từ khái niệm đó, chúng ta thấy rằng có hai vấn đề cần phải quan tâm, đó là:           Thứ nhất, phạm vi chủ thể được sử dụng chứng cứ để chứng minh. Nếu Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định chỉ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án sử dụng chứng cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ án (khoản 1 Điều 64). Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án (khoản 2 Điều 65) thì Điều 86, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Như vậy phạm vi chủ thể được thu thập chứng cứ để chứng minh vụ án hình sự mở rộng cho các chủ thể khác. Cụ thể là:           - Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.           - Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.           - Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án. (Khoản 1,2,3. Điều 88, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) Thứ hai, Điều 86, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bỏ cụm từ: giải quyết đúng đắn vụ án và thay bằng cụm từ: giải quyết vụ án. Quy định này không làm mất đi yêu cầu trong quá trình chứng minh vụ án hình sự không cần đúng đắn mà bản thân trong quy định tại đoạn đầu về chứng cứ đã xác định cho tất cả các chủ thể: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. Như vậy nếu những gì có thật được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định thì tất nhiên sẽ phục vụ được yêu cầu giải quyết vụ án một cách khách quan, chính xác.           3. Về nguồn chứng cứ           Điều 87, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định hai vấn đề về nguồn của chứng cứ như sau:           Thứ nhất: Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:           - Vật chứng;           - Lời khai, lời trình bày;           - Dữ liệu điện tử;           - Kết luận giám định, định giá tài sản;           - Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;                   - Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;           - Các tài liệu, đồ vật khác.           Quy định này rõ ràng hơn và mở rộng hơn so với quy định của Khoản 2, Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đó là: Nếu như khoản 2, Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định chứng cứ được xác định bằng "…" thì Khoản 1, Điều 87, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ ràng bằng cụm từ "Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn…"           Nếu Khoản 2, Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định chứng cứ được xác định bằng: Vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; Biên bản trong hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác, thì Khoản 1, Điều 87, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nguồn chứng cứ rộng hơn. Cụ thể là:           - Xác định không những chỉ lời khai mà cả lời trình bày của bất cứ ai biết thông tin về vụ án hình sự đều được coi là nguồn của chứng cứ.           - Dữ liệu điện tử; Kết luận định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, truy tố, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác được coi là nguồn của chứng cứ.           Thứ hai: Khoản 2, điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn khẳng định: Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Kỹ năng của Luật sư trong việc thu thập chứng cứ trong thực tế

Kỹ năng thu thập chứng cứ sẽ là tiền đề, cơ sở cho giai đoạn tiếp theo đó, vì thế vai trò quan trọng, chủ chốt của một Luật sư cần quan tâm đến kỹ năng thu thập chứng cứ. Bởi tất cả những chứng cứ mà Luật sư thu thập sẽ phục vụ cho quá trình bào chữa, bảo vệ những quyền lợi của người mà mình bào chữa.

Hơn thế nữa, pháp luật đã thừa nhận việc Luật sư có quyền tham gia vào quá trình thu thập chứng cứ, tuy nhiên thực tiễn áp dụng có thể thấy việc thu thập chứng cứ độc lập của Luật sư vẫn gặp phải vô vàn khó khăn, vướng mắc, hạn chế quyền lực nhất định. Tại khoản 4 Điều 88 BLTTHS 2015 quy định: “Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này”, việc thu thập chứng cứ của Luật sư vẫn phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của cơ quan điều tra. Những thông tin, đồ vật, tài liệu,… do Luật sư thu thập có phải là chứng cứ hay không và việc quyết định có sử dụng hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan tiến hành tố tụng.

Điều này đã vô tình tạo ra kẽ hở trong hoạt động hành pháp, dẫn đến đến sự thiếu khách quan, trong nhiều trường hợp Luật sư đã thu thập được những chứng cứ mới, có giá trị quan trọng trong vụ án, chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ nhưng lại bị vô hiệu hóa làm sai lệch dẫn đến giá trị chứng minh không còn. Nếu muốn lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, Luật sư chỉ được hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được điều tra viên đồng ý.

Họat động Luật sư thu thập chứng cứ bằng việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa cũng gặp một số khó khăn nhất định. Nhiều ý kiến đánh giá quy định này chỉ mang tính hình thức bởi trong thực tiễn, khi cơ quan, tổ chức, cá nhân không hợp tác với Luật sư trong việc cung cấp các tài liệu, đồ vật thì Luật sư lại phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện việc thu thập chứng cứ tại cơ quan, tổ chức đó. Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ của Luật sư dường như lại trở thành vô nghĩa.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên là bởi Luật sư chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện và cần phải có các văn bản hướng dẫn chi tiết để các quy định này được thực hiện một cách nghiêm túc.