Nếu bạn đang thắc mắc về chi phí sống 1 tháng ở viện dưỡng lão là bao nhiêu? Thủ tục vào viện dưỡng lão cần phải có những gì? Thì ngay bây giờ,Viện dưỡng lão Nhân Nghĩa sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các câu hỏi phía trên. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ cập nhật cho bạn bảng giá viện dưỡng lão mới nhất, để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mức chi phí cần phải chuẩn bị khi sinh sống tại đây.
Nếu bạn đang thắc mắc về chi phí sống 1 tháng ở viện dưỡng lão là bao nhiêu? Thủ tục vào viện dưỡng lão cần phải có những gì? Thì ngay bây giờ,Viện dưỡng lão Nhân Nghĩa sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các câu hỏi phía trên. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ cập nhật cho bạn bảng giá viện dưỡng lão mới nhất, để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mức chi phí cần phải chuẩn bị khi sinh sống tại đây.
Viện Dưỡng Lão Thị Nghè nằm giữa lòng trung tâm thành phố sầm uất, nhưng không bị ảnh hưởng bởi sự ồn ào của đô thị. Thay vào đó, nơi đây mang đến không gian yên tĩnh và trong lành cho các an dưỡng viên (cụ già). Đây thực sự là nơi lí tưởng để người cao tuổi trải nghiệm cuộc sống hạnh phúc và an lành. Khuôn viên của Trung tâm trồng nhiều cây xanh và thảm cỏ, mang lại cảm giác thư thái và trong lành.
Trung tâm Viện Dưỡng Lão Thị Nghè sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và sạch sẽ, với đội ngũ nhân viên tận tâm và nhiệt huyết. Dù quy mô không lớn, nhưng đây là điểm đến chất lượng dành cho người cao tuổi. Đặc biệt có các phòng dưỡng lão miễn phí cho những người thuộc diện chính sách xã hội và các cụ già neo đơn, không nơi nương tựa.
Viện Dưỡng Lão Thị Nghè sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ nhân viên tận tâm và nhiệt huyết
Viện dưỡng lão là nơi mà người cao tuổi không chỉ tìm thấy chỗ ở an toàn mà còn nhận được sự hỗ trợ, chăm sóc trong cuộc sống hàng ngày. Tại đây, các an dưỡng viên được chăm lo từ bữa ăn đến giấc ngủ. Đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp tại viện dưỡng lão không chỉ chuẩn bị các bữa ăn ngon miệng mà còn xem xét nhu cầu và sở thích cá nhân của từng người. Điều này đảm bảo rằng người cao tuổi được cung cấp thức ăn đa dạng và phù hợp với sức khỏe của họ
Việc vệ sinh cá nhân cũng được quan tâm đặc biệt tại viện dưỡng lão. Người cao tuổi được hỗ trợ trong việc tắm rửa, cạo râu, làm móng, và thay đổi quần áo. Điều này giúp họ cảm thấy sạch sẽ, thoải mái, và duy trì sự tự trọng.
Viện dưỡng lão là nơi mà người cao tuổi không chỉ tìm thấy chỗ ở an toàn mà còn nhận được sự hỗ trợ
Chăm sóc sức khỏe tại viện dưỡng lão được xem là một trong những trọng trách quan trọng nhất. Đây là nơi người cao tuổi có thể tận hưởng một chế độ chăm sóc y tế toàn diện, giúp duy trì và cải thiện sức khỏe của họ.
Viện dưỡng lão có một đội ngũ chăm sóc y tế chuyên nghiệp luôn sẵn sàng để theo dõi tình trạng sức khỏe của người cao tuổi. Thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ và theo dõi mức độ khỏe mạnh của từng cá nhân. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xuất hiện ở các cụ, đội ngũ bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và điều trị ngay lập tức.
Ngoài ra, viện dưỡng lão thường có các chương trình thể dục và vận động phù hợp với người cao tuổi. Điều này giúp duy trì sức khỏe toàn diện, bảo đảm sự linh hoạt và ngăn ngừa suy giảm chức năng cơ bản ở người cao tuổi.
Không chỉ dừng lại ở khía cạnh vật lý, viện dưỡng lão còn đảm bảo sự phục hồi tinh thần cho người cao tuổi. Việc chăm sóc tâm lý và xã hội rất quan trọng, và viện dưỡng lão cung cấp môi trường tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội và xây dựng mối quan hệ. Điều này giúp giảm cảm giác cô đơn và lo âu, đồng thời tạo ra một cộng đồng ấm áp và hỗ trợ.
Nhà dưỡng lão thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội đa dạng như buổi hòa nhạc, tiệc tùng, hoặc các sự kiện thể thao. Tạo ra môi trường vui vẻ và tương tác xã hội cho người cao tuổi, khuyến khích họ tham gia và tận hưởng cuộc sống. Đây cũng là cơ hội để người cao tuổi giao tiếp và kết nối với nhau, cũng như với các thế hệ trẻ. Các buổi trò chuyện, câu lạc bộ sở thích, hoặc các hoạt động xã hội khác mang đến cho các cụ những mối quan hệ đáng quý và kỉ niệm không bao giờ quên.
Môi trường tại viện đảm bảo sự thoải mái, tĩnh lặng và an toàn cho người cao tuổi
Môi trường tại viện được thiết kế để đảm bảo sự thoải mái, tĩnh lặng và an toàn cho người cao tuổi. Điều này không chỉ giúp họ cảm thấy yên bình mà còn thúc đẩy tâm hồn lạc quan. Khuôn viên viện thường được bao phủ trong màu xanh ngát, đem lại cảm giác dễ chịu và thư thái cho các an dưỡng viên. Không gian khác trong viện dưỡng lão cũng được bố trí với đầy đủ tiện nghi. Màu sắc, ánh sáng và trang trí nội thất được sắp xếp một cách cân nhắc để tạo nên một không gian ấm cúng và đẹp mắt. Viện dưỡng lão là nơi người cao tuổi tìm thấy một mái ấm thứ hai, tại đây các cụ có thể tận hưởng và sống những năm tháng xế chiều một cách trọn vẹn.
Vào ngày 31-5, bà Đinh Thị Ngọc Minh, giám đốc Viện dưỡng lão Từ Tâm S-Merciful, đã mời người giám hộ 12 cụ từng ở chi nhánh viện dưỡng lão này tại Đà Nẵng làm việc và ghi giấy xin gia hạn thanh toán số tiền còn thừa trên hợp đồng vào đầu tháng 6.
Tuy nhiên đến nay người giám hộ các cụ cho biết vẫn chưa nhận được tiền.
Giữa tháng 7, bà Nguyễn Lệ Hà chuyển từ cơ sở ở Cự Khê (Thanh Oai) đến cơ sở mới ở thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ). Gia đình bà từng có kinh tế khá giả nhưng tài sản trong nhà dần đội nón ra đi vì người con trai duy nhất tiêu xài hoang phí. Năm 2021, anh con trai đòi mẹ bán nhà lấy vốn làm ăn. Số tiền còn lại không đủ mua một căn chung cư nên bà Hà chuyển vào viện dưỡng lão.
Nhưng số tiền đó cũng không duy trì được lâu, lương hưu hơn 5 triệu đồng của bà không đủ chi phí hàng tháng. Bà Hà định ra ngoài thuê phòng trọ sống cùng với sinh viên cho rẻ. Nghe bà giãi bày, chị Trần Thị Thúy Nga, phó giám đốc trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, cho biết sắp mở cơ sở mới có mức phí thấp hơn.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng mới mở ở Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, cách nội thành Hà Nội 50 km, có mức phí khởi điểm 6 triệu đồng một tháng. Ảnh: Phan Dương
Chị Trần Thị Thúy Nga chia sẻ ngay khi thành lập viện dưỡng lão đã rất trăn trở khi thấy nhiều người muốn vào nhưng khả năng tài chính hạn chế. Chị nói không thống kê xuể số người hỏi "Khi nào trung tâm có viện dưỡng lão giá rẻ?", cũng không ít những hoàn cảnh "đứt gánh giữa đường" vì hết tiền trả phí.
"Khi đang loay hoay giải bài toán ấy, một tập đoàn chuyên về xuất khẩu lao động quyết định kết hợp với chúng tôi", chị cho biết.
Ngoài lý do ở ngoại thành, yếu tố giúp hạ mức phí là có sẵn nguồn đất đai nên có thể xây dựng bài bản, đủ các hạng mục. Ở giai đoạn một, khu dưỡng lão là một dãy nhà một tầng sức chứa tối đa 36 giường, gồm 2 phòng đôi, 8 phòng bốn giường bắt đầu hoạt động từ ngày 22/6. Các phòng đều được trang bị đầy đủ tiện nghi như giường, nệm, quạt, điều hòa hai chiều, TV, tủ lạnh, bình nóng lạnh, vệ sinh khép kín. Đặc biệt khuôn viên có sân vườn, ao hồ, bể bơi, sân bóng, nằm trên diện tích 3 hecta.
Tại cơ sở mới mở này, phòng 4 người có chi phí 6 triệu đồng, phòng đôi 8 triệu đồng, phòng đơn 10 triệu đồng, ở bán trú 200.000 đồng một ngày, chi phí chăm sóc lễ Tết 500.000 đồng một ngày.
Đang sống ổn định ba năm nay ở một viện dưỡng lão tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) nhưng lúc nghe tới cơ sở ngoại ô này có chi phí rẻ hơn, cụ bà Nguyễn Thị Thanh, 86 tuổi, chuyển nhà không chút do dự. "Đến chỗ mới vừa đẹp vừa có không gian, lại ít tiền hơn", bà nói.
Cụ bà có lương hưu chưa đến 4 triệu đồng. Bốn người con đều có kinh tế bình thường. Năm ông xã mất, bà cảm thấy về ở với con nào cũng không ổn nên quyết định đến viện dưỡng lão.
Ở cơ sở cũ, bà thuộc nhóm đóng phí thấp nhất (8 triệu đồng) gấp đôi lương hưu. Đợt điều chỉnh tăng phí hàng năm sắp tới có thể cao hơn nữa. "Khi chuyển về đây tôi đã đỡ được một phần chi phí cho con cháu", cụ bà chia sẻ.
Các cụ ăn trưa tại phòng sinh hoạt chung hôm 2/8. Trong tuần đầu tiên mới mở, trung tâm có 5 cụ, sang tuần thứ hai trung tâm có hơn 10 cụ đang ở. Ảnh: Phan Dương
Khảo sát 10 trung tâm dưỡng lão phân khúc tầm trung ở Hà Nội cho thấy chi phí trong khoảng 8-20 triệu đồng mỗi tháng. Mức thấp nhất dành cho các cụ khỏe, ở phòng tập thể 5-8 người.
Trong thăm dò ý kiến hơn 6.000 độc giả của VnExpress với câu hỏi "Gia đình bạn có thể chi bao nhiêu nếu muốn gửi người cao tuổi vào viện dưỡng lão?", 40% cho biết không đủ khả năng, 38% cho biết có thể chi 8-10 triệu đồng, 14% ở mức 10-15 triệu đồng và 8% trên 15 triệu đồng một tháng.
Trên thực tế, hầu hết những người vào viện dưỡng lão đều có lương hưu hoặc gia đình có điều kiện. Cả nước hiện có gần 2,7 triệu người hưởng lương hưu với mức trung bình 5,4 triệu đồng một tháng.
Bà Lệ Hà, 80 tuổi, bên trong phòng mình, ngày 2/8. Ảnh: Phan Dương
Sáng 6/8, bà Nguyễn Thị Phi, 75 tuổi, thuê chiếc xe 5 tấn chở tất cả quần áo, đồ dùng, xe đạp, tủ lạnh, TV vào viện dưỡng lão này. Vừa lên đến nơi mặt bà giãn ra, cười không nghỉ vì không gian sống từ đây tới cuối đời "tuyệt vời hơn cả những gì tưởng tượng".
Một tuần đầu ở viện dưỡng lão một mình, bà Lệ Hà đã đi hái khế, hái nhãn, câu cá và thăm thú được mọi chỗ. Khi các bạn già khác tới, bà xung phong dẫn mọi người đi chơi khắp ngõ ngách.
"Mấy cháu điều dưỡng đang rủ tôi mặc đồ bơi xuống bể tắm. Tôi thì chỉ mong mùa đông nhanh đến để diện đồ cho đẹp, đi dạo ven hồ ở đây sẽ thích lắm", cụ bà nói.
Xem thêm hình ảnh về các cụ ở dưỡng lão bình dân ở ngoại thành Hà Nội.