Trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa là một trong những nghiệp vụ chủ yếu. Việc xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc cách xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu chuẩn nhất.
Trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa là một trong những nghiệp vụ chủ yếu. Việc xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc cách xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu chuẩn nhất.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, những hàng hóa được xác định là hàng nhập khẩu bao gồm:
– Hàng hóa mua của nước ngoài theo hợp đồng mua bán ngoại thương.
– Hàng của nước ngoài đưa vào tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó các doanh nghiệp trong nước mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.
– Hàng hóa nước ngoài viện trợ trên cơ sở các hiệp định thư, nghị định thư kí kết giữa Chính Phủ với nước ngoài, được thực hiện thông qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.
– Hàng hóa tại các khu chế xuất (phần chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) bán tại nước sở tại và thanh toán bằng ngoại tệ.
Lưu ý: các trường hợp sau hàng hóa không được coi là nhập khẩu:
– Hàng quá cảnh (đưa qua nước thứ 3).
Các chi phí này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng như phí thuê kho, bến, bãi, chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển, bốc dỡ…
Lưu ý về chi phí phát sinh trong khâu nhập khẩu tính đến thời điểm hàng hóa nhập kho:
– Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện FOB thì chi phí phát sinh trong khâu nhập khẩu còn bao gồm: phí vận tải nước ngoài, phí bảo hiểm.
– Đối với hàng nhập khẩu ủy thác còn bao gồm phí ủy thác phải trả cho bên nhận nhập khẩu ủy thác.
Trên đây là cách xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu chuẩn và chi tiết nhất. Mời bạn đọc tham khảo và áp dụng. Chúc các bạn thành công.
Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
(Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP)
Như vậy, nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ được công nhận xuất xứ hàng hóa khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa;
- Là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa.
Thời điểm hàng được coi là nhập khẩu là thời điểm mà người nhập khẩu nắm được quyền sở hữu về hàng hóa và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có nghĩa vụ thanh toán tiền cho người xuất khẩu. Thời điểm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và phương tiện chuyên chở hàng hóa.
Ví dụ như khi nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện CIF:
– Nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường biển thì thời điểm hàng được coi là nhập khẩu là khi hải quan cảng ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
– Nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường hàng không thì thời điểm hàng được coi là nhập khẩu là khi hải quan hàng không xác nhận hàng đến sân bay đầu tiên của nước nhập khẩu.
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hải quan 2014 thì cách xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện như sau:
- Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan 2014 nhưng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Số thuế chính thức phải nộp căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Đồng thời, tại Điều 4,5,6 Thông tư 05/2018/TT-BTC có quy định về cách xác định hàng hóa nhập khẩu, cụ thể:
- Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là: Hàng hóa đó phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
- Việc xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu sẽ dựa vào 02 quy tắc:
+ Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi:
Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
+ Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi:
Hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BTC để hướng dẫn Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Trị giá hàng hóa nhập khẩu được xác định theo công thức sau:
Trong đó, các thành phần của công thức trên được xác định theo công thức sau:
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC thì trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm:
- Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 33: 01 bản chính;
- Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 33 trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp;
- Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.
- Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.
Phụ lục I: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/Phu-luc-I.doc
Phụ lục II: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/Phu-luc-II.doc
Phụ lục III: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/Phu-luc-III.doc
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau thông qua hợp đồng ngoại thương. Trong các doanh nghiệp này, nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh mua bán hàng hóa với nước ngoài. Trước hết hãy cùng tìm hiểu phạm vi và thời điểm xác định hàng hóa nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh ngoại thương.