Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân quốc phòng là lực lượng lao động chủ yếu thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo vị trí việc làm; thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân quốc phòng là lực lượng lao động chủ yếu thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo vị trí việc làm; thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội.
Lương cơ bản của công nhân được hiểu là mức lương mà công nhân và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau để làm căn cứ để tính mức lương thực nhận.
Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản phúc lợi khác.
Mức lương cơ bản do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Có thể hiểu, mức lương cơ bản năm 2023 với công nhân ít nhất phải bằng các mức lương sau đây:
Lương công nhân 2023 có tăng không?
Gần đây nhất, mức lương tối thiểu vùng cũng như là mức lương cơ bản thấp nhất với công nhân được tăng thêm 6% theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP từ ngày 01/7/2022. Và đến thời điểm hiện tại, năm 2023 vẫn chưa có quy định hay thông tin chính thức nào về việc tăng lương tối thiểu vùng cũng như mức lương cơ bản thấp nhất của công nhân.
Tuy nhiên, tại Công văn 470/LĐTBXH-QHLĐTL Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở để tổ chức nắm tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP để thực đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo.
Như vậy, có thể lương tối thiểu vùng cũng như lương cơ bản thấp nhất với công nhân sẽ được tăng thêm từ năm 2024.
Lương cơ bản 2023 công nhân (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quy định về tiền lương ngừng việc tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019
Quy định về kỳ hạn trả lương tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019
Quy định về khấu trừ lương tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019
Gọi Hàn Quốc là “kẻ thù” kết hợp với nhiều động thái gia tăng căng thẳng, Triều Tiên đã đẩy hai nước đến bên bờ vực chiến tranh.
Một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Căng thẳng bùng nổ sau khi Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc sử dụng thiết bị bay không người lái xâm nhập lãnh thổ của họ. Bình Nhưỡng ngay lập tức phản ứng bằng cách triển khai 8 lữ đoàn pháo binh tại biên giới và tuyên bố sẽ pháo kích quy mô lớn nếu cần thiết. Những động thái này đang làm gia tăng nguy cơ xung đột tại khu vực biên giới.
Mới đây, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS), cho biết những quả bóng bay chở rác từ phía Triều Tiên đã được thả qua biên giới sang phía Hàn Quốc. Mỗi quả bóng bay có đường kính khoảng 2-3m và dài 3-4m, mang theo một số túi nhỏ trong đó có chứa các loại rác.
Kể từ cuối tháng 5, Triều Tiên đã thả hơn 5.000 quả bóng bay chở rác về phía Hàn Quốc để trả đũa việc các nhà hoạt động và những người đào tẩu Triều Tiên ở miền Nam thả tờ rơi chống Bình Nhưỡng. Trước đó, Triều Tiên cũng cho nổ các con đường nối liền hai nước.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 16-10, thông báo Quốc hội nước này đã hoàn thành việc sửa đổi Hiến pháp theo yêu cầu của Chủ tịch Kim Jong-un, với nội dung từ bỏ mục tiêu thống nhất quốc gia, đồng thời xác định Hàn Quốc là “quốc gia thù địch”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thường xuyên đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hàn Quốc và Mỹ nếu bị tấn công, trong khi ông không ngừng thúc đẩy tăng tốc phát triển tiềm lực quân sự của Triều Tiên, bao gồm cả năng lực hạt nhân của nước này.
Giới phân tích nhận định, Bán đảo Triều Tiên đang rơi vào tình trạng “bên miệng hố chiến tranh”, với những động thái “ăn miếng trả miếng” giữa hai phía. Mới đây, Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo gần biên giới - nơi được tăng cường nghiêm ngặt, sau khi lực lượng Triều Tiên phá hủy các con đường dọc theo biên giới bằng thuốc nổ. Cùng với đó, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ phong tỏa vĩnh viễn biên giới phía Nam của mình.
Trong bối cảnh giao tiếp ngoại giao bị đình trệ, Triều Tiên đã tham gia vào các cuộc thử tên lửa khiêu khích, trong khi Hàn Quốc tăng cường các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ.
Jim Hoare, nhà sử học và cựu nhà ngoại giao người Anh ở Triều Tiên, chỉ ra việc Triều Tiên đánh nổ các tuyến đường liên Triều chủ yếu mang tính biểu tượng và khó dẫn đến xung đột. Nhà phân tích Jim Hoare chỉ ra: “Nếu họ có ý định tiến hành một cuộc đột kích, họ sẽ không cho nổ các tuyến đường. Hầu hết các con đường liên Triều đã ngừng lưu thông từ năm 1953. Thực tế, đây chỉ là một hành động mang tính biểu tượng, không khiến tình hình thực địa thay đổi”, nhà phân tích Jim Hoare chỉ ra.
Edward Howell, thành viên Quỹ Hàn Quốc tại Chatham House, phân tích: “Tất cả đều là một phần trong chiến lược của Triều Tiên mà chúng ta thấy vào lúc này, đó là một trong những chiến lược bên miệng hố chiến tranh”.
Ông Howell cũng nói thêm rằng, trước kia Triều Tiên từng gia tăng các hành động răn đe quân sự trong những năm bầu cử Mỹ. “Họ muốn kiểm tra xem liệu Mỹ có nhượng bộ gì hay không và lần này cũng vậy”, ông lập luận.
Về mặt lý thuyết, Triều Tiên liên tục có những động thái gia tăng căng thẳng nhưng chỉ để đe dọa nhằm mục đích để Mỹ - Hàn nhượng bộ. Tuy nhiên, thực tế, nguy cơ chiến tranh vẫn có thể xảy ra nếu các bên liên quan thiếu kiềm chế.
Theo phân tích của Bloomberg Economics, một cuộc chiến tranh toàn diện trên Bán đảo Triều Tiên có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 4.000 tỉ USD trong năm đầu tiên, tương đương 3,9% GDP. Tuy nhiên, Business Insider dẫn ý kiến một số chuyên gia cho rằng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột lớn trên Bán đảo Triều Tiên rất thấp.