Tất cả chúng ta đều quen thuộc với tên của các lục địa và vị trí địa lý của chúng, nhưng không phải ai cũng biết lịch sử đằng sau những cái tên này.
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với tên của các lục địa và vị trí địa lý của chúng, nhưng không phải ai cũng biết lịch sử đằng sau những cái tên này.
Khoảng 500 năm TCT, phần phía bắc của Hy Lạp thường được gọi là Châu Âu và ngay sau đó tên này được áp dụng không chỉ đối với Hy Lạp, mà cả toàn bộ lục địa.
Theo một lý thuyết khác, được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu, từ Châu Âu có nguồn gốc từ tiếng Semitic "erebu", có nghĩa là "hoàng hôn". Điều này là bởi vì khi chúng ta nhìn từ phía Trung Đông, mặt trời lặn ở châu Âu.
Tương tư như vậy, người ta có thể nói rằng cái tên Châu Á bắt nguồn từ từ "asu", có nghĩa là "bình minh".
Ngoài ra, trong thần thoại Hy Lạp, Europa là một công chúa người Phoenicia, bị bắt cóc bởi thần Zeus cải trang thành một con bò đực.
Cô đã được đưa tới Crete, nơi cô sinh ra Minos, người đã trở thành Vua của Crete.
Tháng 9 vừa qua, thế giới đã kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Bình luận về sự kiện này, một số đối tác phương Tây của chúng tôi một lần nữa cáo buộc Liên Xô đã phá hoại các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn nhất lịch sử này, thậm chí một số đối tác cáo buộc Liên Xô đã can dự vào việc gây ra cuộc xung đột này. Theo họ, điều này được chứng minh trước hết bởi Hiệp ước không tấn công được ký kết bởi Liên Xô và chính quyền Hitler vào ngày 23-8-1939.
Tuy nhiên, việc phân tích toàn diện các sự kiện lịch sử ở châu Âu vào cuối những năm 30 của thế kỷ trước nêu trong bài báo này trên cơ sở các tài liệu lưu trữ từ Vụ Tư liệu lịch sử và của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra kết luận ngược lại. Liên Xô đã nhiều lần đề nghị các nền dân chủ phương Tây đứng ra thành lập một mặt trận thống nhất chống sự xâm lược của chính quyền Hitler nhưng các cường quốc hàng đầu châu Âu đã ngấm ngầm phá hoại các sáng kiến này. Do đó, thấy bị cô lập quốc tế, Liên Xô đã buộc phải ký kết Hiệp ước không tấn công với chính quyền Hitler.
Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt nguồn từ năm 1919. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Đức đã mất 20% lãnh thổ, 10% dân số và phải trả những khoản tiền bồi thường lớn. Đức cũng bị hạn chế trong khả năng mở rộng tiềm năng quân sự. Trong những điều kiện như vậy, tinh thần phục thù trong xã hội Đức tăng lên, điều này củng cố vị thế của các lực lượng chính trị cực đoan. Lên nắm quyền vào năm 1933, người đứng đầu đảng Quốc xã Adolf Hitler đã đặt ra mục tiêu "giành lại sự hùng mạnh về chính trị". Ông ta đã lên kế hoạch chiếm không gian sinh tồn mới ở phía đông và thẳng tay Đức hóa không gian này, trong đó hàm ý bao gồm cả lãnh thổ của Liên Xô.
Hitler đã bắt đầu xây dựng “Đế chế thứ ba” (Reich) từ việc nuốt chửng nước Áo láng giềng. Vào tháng 2-1938, ông ta yêu cầu Thủ tướng Áo Kurt Schuschnigg bổ nhiệm vào các vị trí hàng đầu của nhà nước các nhà lãnh đạo ủng hộ phát-xít, thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa hai quân đội và đưa đất nước này vào hệ thống kinh tế của Đức. Ngày 12-3, trước khi Thủ tướng có thể tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của đất nước, quân đội của chính quyền Hitler đã vượt qua biên giới với Áo. Italy, Anh, Tiệp Khắc và Pháp vẫn thờ ơ với cái gọi là “chính sách sáp nhập”, trong khi tại thời điểm đó Liên Xô đã kêu gọi tiến hành hội nghị quốc tế nhằm ngăn chặn sự xâm lược của chính quyền Hitler, nhưng đề nghị của Liên Xô đã không được đáp ứng.
Sau khi sáp nhập Áo, Hitler đe dọa chiến tranh, yêu cầu Tổng thống Tiệp Khắc Edward Benes chuyển cho chính quyền Hitler vùng Sudetenland, nơi có hơn 3 triệu người sắc tộc Đức đang sinh sống. Liên Xô đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ với Tiệp Khắc theo thỏa thuận về tương trợ lẫn nhau năm 1935. Moscow và Prague đã xây dựng kế hoạch phòng thủ cho Tiệp Khắc và đã thỏa thuận gửi tới đó 700 máy bay chiến đấu của Liên Xô, trong khi Ba Lan từ chối không cho phép quân đội Hồng quân tới biên giới Tiệp Khắc. Liên Xô kêu gọi chính quyền Anh, Pháp và Hoa Kỳ khi đó thành lập một mặt trận chung để bảo vệ đất nước này, nhưng người Anh và Pháp tuyên bố không có bất kỳ sự giúp đỡ nào cho Prague.
Ngày 30-9-1938 tại Munich (Đức), đại diện của chính quyền Hitler, các chính quyền Anh, Italy và Pháp khi đó đã ký kết một trong những thỏa thuận địa chính trị mang tên "Thỏa ước thông mưu Munich". Theo thỏa ước này, vùng Sudetenland của Tiệp Khắc đã được chuyển cho Đức, vùng Teshinsky cũng của Tiệp Khắc bị tách ra nhập vào Ba Lan, còn Slovakia và vùng Ngoại Carpat của Ukraine bị tách rời khỏi Hungary.
Tiếp đó, sau khi chiếm được Áo và Sudetenland, tháng 3-1939, Hitler yêu cầu Ba Lan đồng ý chuyển nhượng thành phố tự do Danzig (ngày nay là Gdansk), trước đây nằm trong thành phần của đế chế Đức. Tại các khu vực của “hành lang Ba Lan”, phân chia Đức và Danzig, Hitler đã đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông do Berlin kiểm soát và tiến hành bỏ phiếu biểu quyết trong dân chúng về quyền sở hữu các lãnh thổ này. Bị phía Ba Lan từ chối, Đức xé bỏ Hiệp ước không tấn công và chuẩn bị kế hoạch cho cuộc xâm lược Ba Lan vào ngày 1-9-1939.
Trong bối cảnh đó, vào nửa đầu năm 1939, sự cô lập quốc tế đối với Liên Xô đã tăng lên, một phần vì mối đe dọa chiến tranh ngày càng gia tăng với chính quyền Hitler. Hungary tham gia cái gọi là “Hiệp ước Antikominter” và xâm lược vùng Carpat của Ukraine. Tại Tây Ban Nha, cuộc nội chiến kết thúc và tướng Francisco Franco lên nắm quyền, được hỗ trợ bởi Italy, Đức và Bồ Đào Nha. Hitler đã thiết lập nhà nước bảo hộ Bohemia và Moravia trên lãnh thổ Tiệp Khắc và sáp nhập thành phố Memel của Litva, buộc Vilnius ký Hiệp ước về không tấn công. Đan Mạch, Estonia và Latvia cũng đồng ý ký kết. Rome và Berlin đã ký Hiệp ước về liên minh chính trị và quân sự. Romania tuyên bố không thể tham gia vào cuộc xung đột vũ trang chống lại chính quyền Hitler. Ba Lan từ chối ký kết Hiệp ước tương trợ lẫn nhau với Liên Xô. Ở Viễn Đông, Liên Xô phải đối mặt với sự khiêu khích biên giới của quân đội Nhật, và tháng 5-1939 đã phát triển thành những trận chiến ác liệt trên sông Khalkhin-Gol.
Trong điều kiện như vậy, tháng 4-1939, Liên Xô đã đề xuất Anh và Pháp ký thỏa thuận ba bên về hỗ trợ lẫn nhau. Trong dự thảo của mình, Liên Xô đã dự tính hỗ trợ toàn diện cho "các quốc gia Đông Âu nằm giữa biển Baltic và Biển Đen và giáp giới với Liên Xô" trong trường hợp bị tấn công của kẻ xâm lược. Chính quyền Anh và Pháp khi đó đồng ý với Liên Xô bảo vệ Ba Lan, Romania, Bỉ, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đề nghị Liên Xô đứng ra một mình giúp Latvia, Estonia và Phần Lan. Tình trạng bất bình đẳng này khiến các bên không thể thống nhất dự thảo cho một thỏa thuận chính trị trước khi bắt đầu hoạt động của các phái bộ quân sự của họ tại Moscow.
Các cuộc tham vấn giữa các bên bắt đầu vào ngày 12-8-1939 cũng bị kéo dài. Vào thời điểm có mặt tại Moscow, phái bộ quân sự Pháp chỉ được giao nhiệm vụ đàm phán, còn phái bộ Anh không có bất kỳ quyền hạn nào bằng văn bản. Trong thời gian thảo luận kế hoạch hành động của quân đội, phía Liên Xô đã nêu vấn đề cho phép lục quân của Hồng quân đi qua lãnh thổ Ba Lan và Romania, không giáp biên giới với Đức. Việc giải quyết vấn đề này có ý nghĩa mang tính nguyên tắc đối với Liên Xô-quốc gia không có biên giới với Đức. Ngày 17-8, các cuộc đàm phán đã bị gián đoạn cho đến khi Pháp và Anh giải quyết vấn đề này, song tới cuộc họp tiếp theo vào ngày 21-8, các bên không đưa ra được quyết định nào.
Nhận thấy không thể tránh khỏi cuộc chiến với Đức và không thể chờ thêm sự phản hồi của London và Paris, giới lãnh đạo Liên Xô đã quyết định ký Hiệp ước không tấn công với chính quyền Hitler. Ngày 22-8 đã công bố thông báo về việc Bộ trưởng Ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop sẽ đến Moscow vào ngày hôm sau. Vào chiều ngày 22-8, người đứng đầu phái đoàn Pháp, tướng Joseph Dumenk đã thông báo cho Dân ủy Quốc phòng Liên Xô Clement Voroshilov rằng, ông được chính phủ ủy quyền ký công ước quân sự trên cơ sở các đề xuất của Liên Xô. Tuy nhiên ông ta không thể trả lời câu hỏi về việc cho phép Hồng quân tới biên giới với Đức. Ngày 23-8, Liên Xô và chính quyền Hitler đã ký kết Hiệp ước không tấn công.
Sau khi ký thỏa thuận với chính quyền Hitler, Liên Xô, tất nhiên, không thể ngăn chặn được chiến tranh, nhưng đã đẩy về phía tây đường xung đột tiềm năng với kẻ xâm lược và đã có thể giành được thời gian rất có giá trị trong tình huống địa chính trị phức tạp này. Tình hình ở Viễn Đông đã được ổn định: Nhật Bản, bên tham gia Hiệp ước “Antikominter” quyết định không khơi mào một cuộc chiến toàn diện chống Liên Xô khi chính quyền Hitler và Liên Xô đã ký thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau.
Như vậy, phân tích về các sự kiện trong những năm 30 của thế kỷ trước cho phép đánh giá khách quan những nỗ lực ngoại giao của Liên Xô nhằm ngăn chặn chiến tranh ở châu Âu. Liên Xô, như đã rõ, ngay từ năm 1938 đã phản đối "Chính sách sáp nhập" Áo và đề nghị hỗ trợ quân sự cho Tiệp Khắc. Khi Hitler yêu cầu chuyển cho Đức thành phố Danzig và mở “hành lang Ba Lan”, thì Liên Xô đã sẵn sàng ủng hộ cả Warsaw. Trong dự thảo của một hiệp ước về tương trợ lẫn nhau với Anh và Pháp (không được ký kết do bất đồng giữa các bên), lãnh đạo Liên Xô đã dự tính thiết lập “vành đai” các quốc gia có thể được bảo vệ bởi các nước bảo trợ trong trường hợp Đức tấn công. Moscow nhất quán giữ vững lập trường về sự xâm lược của Hitler và đã kiến nghị tất cả đồng minh tiềm năng đoàn kết để chống lại hiểm họa xâm lược này. Các nền dân chủ phương Tây đã từ chối sự hợp tác mang tính xây dựng và giới lãnh đạo Liên Xô đã quyết định ký Hiệp ước không tấn công với Đức, vì trong tình hình quốc tế như vậy đây là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
KONSTANTIN V. VNUKOV, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam
Châu Âu là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu-Phi-Á, tùy cách nhìn.