Các cuộc biểu tình phản đối dự luật nâng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổi thêm hai năm, vốn không được lòng dân, làm bùng phát tức giận leo thang trên khắp nước Pháp, đã thu hút số lượng người tham gia khổng lồ trong những cuộc biểu tình, đình công do các công đoàn tổ chức kể từ tháng 1 năm nay.
Các cuộc biểu tình phản đối dự luật nâng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổi thêm hai năm, vốn không được lòng dân, làm bùng phát tức giận leo thang trên khắp nước Pháp, đã thu hút số lượng người tham gia khổng lồ trong những cuộc biểu tình, đình công do các công đoàn tổ chức kể từ tháng 1 năm nay.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ đã lên án việc bắt giữ những người biểu tình và kêu gọi lãnh đạo các trường học tôn trọng quyền tự do ngôn luận của sinh viên.
Cảnh sát dựng rào chắn đoàn người biểu tình ngoài khuôn viên trường Đại học Columbia (New York, Mỹ) ngày 25.4.2024.
Chủ tịch Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) Georgia Griggs viết trong một bức thư: "Việc sử dụng vũ lực chỉ nên được coi là biện pháp cuối cùng và phải tương xứng với mối đe dọa đặt ra".
Ngược lại, một số đảng viên đảng Cộng hòa đã cáo buộc các nhà quản lý trường đại học "mở cửa" cho hành vi quấy rối các sinh viên người Do Thái, đồng thời gây áp lực lớn lên các trường học để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ mọi cuộc biểu tình và ngăn chặn mọi hoạt động cắm trại.
Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Miguel Cardona ngày 25.4 cho biết đội ngũ của ông đang theo dõi chặt chẽ các cuộc biểu tình, bao gồm cả cái mà ông mô tả là "các báo cáo rất đáng báo động về chủ nghĩa bài Do Thái".
Đáp lại, các nhóm biểu tình đã phủ nhận lập luận cho rằng các cuộc biểu tình là chống Do Thái. Họ nói mục đích của biểu tình là gây áp lực buộc các trường đại học thoái vốn khỏi các công ty góp phần vào các hoạt động quân sự của Israel ở Gaza.