Nhóm Hàng Hóa Mỹ Phẩm

Nhóm Hàng Hóa Mỹ Phẩm

Tư vấn, hỗ trợ khách hàng 24/7 0905 527 089

Tư vấn, hỗ trợ khách hàng 24/7 0905 527 089

Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu từ 01/07/2018.

1- Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

2- Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

3- Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;

4- Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

5- Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

6- Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;

7- Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập – tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

8- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

9- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);

10- Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;

11- Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập – tái xuất);

12- Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;

13- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

14- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

15- Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật.

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE HCM) được các cơ quan Bộ ngành chỉ định năng lực kiểm tra hàng hóa nhập khẩu cho các nhóm sản phẩm sau:

Trên đây là toàn bộ thông tin về hàng hóa nhóm 2. Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu dịch vụ Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, liên hệ với Vinacontrol CE Hồ Chí Minh qua hotline 1800.646.802 (hoàn toàn miễn phí), email  [email protected] để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất!

Cá nhân, tổ chức đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu thì gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

(1) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân

- Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

(2) Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật

- Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng (Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định).

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan kiểm tra. Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc theo đường bưu điện.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện.

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

14 sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu (Ảnh minh họa)

Cụ thể, từ ngày 15/3/2022, có 14 sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu gồm:

(1) Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

(2) Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

(3) Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;

(4) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại;

(5) Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

(6) Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;

(7) Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam;

(8) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

(9) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);

(10) Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu; (Hiện hành là nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài)

Nguyên liệu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, lưu thông trên thị trường trong trường hợp hàng hóa đã được quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (trừ nguyên liệu nhập khẩu để sử dụng sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và phụ tùng, linh kiện, tổng thành, hệ thống của phương tiện giao thông thuộc sản phẩm, hàng hóa nhóm 2). (Nội dung mới bổ sung)

(11) Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;

(12) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

(13) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

(14) Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quyết định của Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực (hiện hành là các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật).

Nguyên tắc xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) căn cứ vào:

- Khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa;

- Yêu cầu và khả năng quản lý nhà nước trong từng thời kỳ.

Trong đó, khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa được xác định dựa trên một hoặc những yếu tố sau:

+ Bản chất hóa học, vật lý, sinh học;

+ Kết cấu, nguyên lý hoạt động;

+ Quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng.

(theo Điều 3 Nghị định 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]