Có nhiều phương tiện di chuyển đến Huế để ngắm dòng sông Hương xinh đẹp
Có nhiều phương tiện di chuyển đến Huế để ngắm dòng sông Hương xinh đẹp
Có lẽ buổi sáng đông đúc tấp nập bao nhiêu thì đêm đến nơi đây lại yên tĩnh, dịu dàng bấy nhiêu. Bắt đầu từ lúc chiều tà buông xuống, trên dòng sông đã xuất hiện những chiếc thuyền với dàn ca Huế. Dòng sông giờ đây trở nên đỏng đảnh, quyến rũ như nàng tiểu thư khoác trên mình bộ váy xinh đẹp. Bao hình đèn từ những biển quảng cáo, đèn đường…như tô thêm chút hương sắc cho dòng sông.
Bên bờ sông là những khách du lịch, những cặp đôi tay trong tay cùng tản bộ giữa khung cảnh lãng mạn sông Hương về đêm. Đến với nơi đây về đêm, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành bên những người thân yêu.
Sông Hương Huế về đêm (Ảnh: ST)
Ngoài khám phá vẻ đẹp của dòng sông Hương. Bạn có thể ghé qua các điểm du lịch Huế nổi tiếng
Hoàng thành nằm bên trong kinh thành Huế là địa điểm đầu tiên bạn nên ghé qua khi du lịch Huế. Sau hơn 100 năm, những công trình kiến trúc đồ sộ ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu nhưng vẫn mang trong mình nét uy nghi của triều đình phong kiến một thời. Đại Nội khá rộng, bạn nên dành thời gian khoảng 1 buổi hoặc 1 ngày để khám phá hết.
Cụm di tích của du lịch Huế gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây. Điện Hòn Chén có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế, ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Đây cũng là nơi trang trí mỹ thuật đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19
Điện Hòn Chén- di tích nhiều giai thoại xứ Huế
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Danh thắng không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Huế. Chùa Thiên Mụ thu hút nhiều du khách bởi vẻ nguy nga tráng lệ nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, nên thơ. Để đến Chùa Thiên Mụ, bạn có thể đi đò dọc theo sông vô cùng lãng mạn.
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng thứ hai của tạo hoá tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của du lịch Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Từ trên núi có thể phóng tầm nhìn ra khắp các địa danh nổi tiếng và cảnh thiên nhiên thơ mộng xung quanh.
Đôi nét về sông Hương giúp du khách thấy được hình ảnh của sống về đêm không chỉ được lưu giữ bởi sắc màu của những ánh đèn. Mà còn được ghi dấu trong tiềm thức mỗi du khách khi đặt chân đến đây qua những làn điệu ca Huế. Cùng Saigon Star Travel viết tiếp những trang kỷ niệm trong hành trình chinh phục của bạn nhé!
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", sau khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh lên ngôi. Vì nhà vua tuổi còn nhỏ nên mọi quyền bính trong triều đều nằm trong tay Bùi Đắc Tuyên. Bùi Đắc Tuyên người làng Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn, là cậu ruột của Cảnh Thịnh. Dưới triều vua Quang Trung, Bùi Đắc Tuyên nhờ thế em gái là hoàng hậu Bùi Thị Nhạn nên được làm quan trong triều. Vì ít học nên chỉ làm Thị lang bộ Lễ, nhưng lại được ghép vào nơi cung cấm nên Tuyên thường bày nhiều trò chơi để mua lòng thái tử Nguyễn Quang Toản.
Vì vậy, sau khi lên ngôi, Quang Toản liền sử dụng Bùi Đắc Tuyên và đưa lên làm Thái sư, bất chấp cả quan chế đã đặt sẵn. Trong cung đã có Bùi Thái hậu, ngoài triều lại có lắm đại thần nghiêng theo chiều gió như Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng, nên thế lực của Tuyên rất vững. Cứ vậy, Tuyên mỗi ngày một thêm lộng hành. Các đại thần trung tín đều bất mãn. Một số quan văn kẻ thì tìm cớ già yếu xin về vườn, kẻ thì bị Tuyên tìm cớ giáng chức hay cách chức.
Tranh vẽ gian thần Bùi Đắc Tuyên. Ảnh: HNV.
Một số quan võ không về phe cánh với Tuyên, người thì bị thảm hại, kẻ thì bị đưa đi trấn thủ nơi xa xôi. Ngay những người trước kia theo Tuyên như Ngô Văn Sở, Lê Văn Hưng cũng không chịu nổi hành vi gian ác của Tuyên, nhiều lúc cũng có thái độ bất bình nên Tuyên cũng muốn trừ khử. Khi Lê Văn Hưng thắng trận ở Phú Yên rồi giao thành cho Nguyễn Quang Huy giữ và đem quân về Phú Xuân, Tuyên nhân cơ hội bắt tội Lê Văn Hưng là không thỉnh mệnh trước, có ý muốn làm phản, nên tâu xin nhà vua cho chém đầu để răn chúng. Vua Cảnh Thịnh y lời, Ngô Văn Sở can nhưng không được, quan Phụ chánh Trần Văn Kỷ can thiệp thì Tuyên nổi giận và ra lệnh giáng chức, đày ra coi trạm Hoàng Giang.
Trần Văn Kỷ nguyên là một danh nhân đất Thuận Hóa, quy thuận nhà Tây Sơn khi Bắc Bình vương ra Phú Xuân. Được vua Quang Trung trọng dụng, thường đem theo bên trướng, làm đến chức Trung Thư lệnh. Quang Toản lên ngôi, Trần Văn Kỷ được làm Phụ chánh. Sau khi đày Trần Văn Kỷ, Tuyên muốn dứt luôn cái nguy là Võ Văn Dũng nên sai Ngô Văn Sở ra Bắc Hà thay chức Trấn thủ, triệu hồi Võ Văn Dũng về Phú Xuân đợi lệnh. Dũng đem quân hộ vệ về đến Hoàng Giang thì gặp và Trần Văn Kỷ đã nói:
- Thái sư ngồi trùm cả quân thần, cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết, nếu không sớm trừ đi, e bất lợi cho xã tắc. Ông nên lo liệu trước đi kẻo nữa ăn năn không kịp.
Võ Văn Dũng vốn tin trọng Trần Văn Kỷ nên nghe theo. Về đến Phú Xuân, Võ Văn Dũng không vào triều, lén cho mời Phạm Công Hưng và Nguyễn Văn Huấn đến bàn mưu giết Bùi Đắc Tuyên. Thấy rõ lòng tàn nhẫn và tính phản phúc của Tuyên, cả Phạm Công Hưng và Nguyễn Văn Huấn cùng lo ngại đến thân phận của mình bèn hưởng ứng ngay. Đêm ấy, Võ Văn Dũng kéo quân đến vây dinh Thái sư, chẳng ngờ Tuyên có việc ngủ lại trong cung.
Trong tình thế ấy, Võ Văn Dũng, Phạm Công Hưng và Nguyễn Văn Huấn đã kéo quân vây luôn cả cung và đòi vua Cảnh Thịnh giao Tuyên. Không tránh được, vua Cảnh Thịnh đành bắt Tuyên nạp. Dũng hạ ngục Tuyên, rồi một mặt cho Nguyễn Văn Huấn vào Quy Nhơn bắt con Tuyên là Bùi Đắc Trụ, một mặt giả chiếu ra Bắc Hà bắt Ngô Văn Sở giải về Phú Xuân.
Võ Văn Dũng cho rằng 3 người Tuyên, Trụ, Sở là những người mưu phản nên hạ lệnh đóng cũi nhốt rồi đem dìm xuống sông Hương. Vua Cảnh Thịnh không sao ngăn cản được đành gạt nước mắt khóc thầm.
Sau khi vua Quang Trung đột ngột qua đời, mọi quyền hành từ đối nội đến đối ngoại của nhà Tây Sơn đều trong tay Thái sư Bùi Đắc Tuyên, là cậu của vua Cảnh Thịnh. Bùi Đắc Tuyên cố tìm mọi cách để tạo vây cánh, dần đi vào con đường lộng quyền, khống chế cả triều đình, lấn át nhà vua trẻ, làm triều đình mất uy tín với dân ngay từ những ngày đầu. Và cũng từ đó, những điểm yếu của triều Tây Sơn ngày càng bị khoét sâu, triều thần chia bè cánh nghi kỵ lẫn nhau, nên ngày càng phân hóa nghiêm trọng. Trong khi vua Cảnh Thịnh hoàn toàn bất lực trong việc sắp xếp mọi bất hòa... Chưa hết, Bùi Đắc Tuyên còn có ý đồ lật đổ vua Cảnh Thịnh, thanh trừng các công thần Tây Sơn và đưa con mình là Bùi Đắc Trụ lên làm vua, lập Ngô Văn Sở làm chúa.
Đây chính là nguy cơ làm sụp đổ nhanh chóng triều đại Tây Sơn và cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết bi thảm của cha con Bùi Đắc Tuyên, Bùi Đắc Trụ và kẻ đồng phạm là Ngô Văn Sở. Vâng, từ ngàn đời nay trong dân gian ai ai cũng biết đến câu nói cửa miệng rằng "kẻ nào gieo gió thì kẻ đó ắt sẽ phải gặt bão". Tiếc rằng, cha con Bùi Đắc Tuyên ngày ấy quyền chỉ dưới một người và Đại tư mã Ngô Văn Sở, người đã từng cùng Nguyễn Huệ Nam chinh, Bắc chiến bao nhiêu lần vẫn không chết vì mũi tên hòn đạn, nhưng cuối cùng lại bị dìm chết dưới sông bởi bàn tay của người đồng liêu. Thế mới hay rằng, chức hay quyền, tiền tài hay danh vọng... chỉ là của mình nếu ai biết thế nào là đủ, thế nào hay, đến đâu là vừa... Hậu thế nếu ai chưa tin thì hãy tìm trong sử sách ắt sẽ rõ.