Lao động Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng lao động là yếu tố then chốt tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Sau đây, hãy cùng JSC tìm hiểu về thực trạng nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay để tận dụng tối đa tiềm năng và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.
Lao động Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng lao động là yếu tố then chốt tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Sau đây, hãy cùng JSC tìm hiểu về thực trạng nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay để tận dụng tối đa tiềm năng và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.
Từ cuối năm 2021, số lượng lao động làm công việc tự sản tự tiêu có xu hướng giảm dần qua các quý. Tuy nhiên, đến quý I năm 2024, con số này đạt 3,9 triệu người, tăng 492,4 nghìn người so với quý trước và giảm 51,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn lao động làm công việc tự sản tự tiêu tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 86,6% và ở nữ giới chiếm 63,7%.
Trong tổng số 3,9 triệu lao động này, có khoảng 2,1 triệu người đang trong độ tuổi lao động, tương ứng với 54,5%. Đáng chú ý, hầu hết lao động tự sản tự tiêu không có bằng cấp hoặc chứng chỉ. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng yêu cầu cao về tay nghề và kỹ năng, cũng như nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái và thiếu tính ổn định, cơ hội để nhóm lao động này tìm được công việc tốt là rất khó khăn.
Lực lượng lao động Việt Nam đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong bối cảnh phục hồi kinh tế với sự gia tăng số lượng lao động có việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức như tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm đối tượng đặc biệt và sự chênh lệch về kỹ năng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến quý đầu năm 2024, Việt Nam có khoảng 52,4 triệu người trong độ tuổi lao động từ 15 trở lên, tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Con số này phản ánh sự gia tăng đáng kể của lực lượng lao động Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Với nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng trong việc thu hút đầu tư và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có đến 51,3 triệu người lao động có việc làm. Mặc dù con số này đã giảm nhẹ 0.25% so với quý trước, chủ yếu giảm ở khu vực nông thôn và ở nam giới tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ cao. Đặc biệt, số lao động có việc làm hiện nay đã quay trở lại xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19, phản ánh sự hồi phục và ổn định của thị trường lao động tại Việt Nam.
Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng khu công nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực tăng cao. Đặc biệt, các ngành công nghệ đặc thù cần nhân lực có tay nghề cao và khả năng chuyên môn đáp ứng được nhu cầu công việc.
Theo Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, trong khoảng nửa đầu tháng 3/2024 nhu cầu tuyển dụng lao động tại các khu công nghiệp Hải Phòng vẫn tiếp tục tăng, gấp hơn 2 lần so với tháng 2. Trong đó, có ngành may, sản xuất linh kiện điện tử, lao động phổ thông…
Cụ thể, đợt 1 tháng 3/2024, tại các khu công nghiệp, khu kinh tế của 30 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thêm 3.572 lao động. Trong đợt tuyển dụng này, phần lớn các doanh nghiệp cần lao động phổ thông (chiếm 2.830/3.572 lao động), như cầu nhân sự cần có chuyên môn kỹ thuật bậc trung là 550 vị trí. Ngoài ra, số lượng vị trí tuyển cho nhà quản lý và chuyên môn kĩ thuật bậc cao là gần 200 lao động.
Nhu cầu về nhân lực trong khu công nghiệp tiếp tục tăng cao
Đặc biệt, theo ước tính của Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thì nhu cầu sử dụng lao động tiếp tục tăng với mức tăng bình quân gần 16% trong các dự án khu công nghiệp. Nhu cầu về nguồn nhân lực trong khu công nghiệp liên tục tăng là do số lượng nhà đầu tư đến Hải Phòng ngày càng nhiều. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ thiếu việc làm trong quý I năm 2024 có sự biến động nhẹ so với quý trước, do thời điểm này trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh thường tăng cường tuyển lao động thời vụ tạm thời hoặc tăng ca để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước dịp Tết. Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đạt khoảng 933 nghìn người chiếm 2,03%, tăng 26,4 nghìn người so với quý trước và tăng 47,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tại thời điểm đầu năm thường cao hơn các quý khác nhưng vẫn còn một phần không nhỏ lực lượng lao động Việt Nam chưa tìm được công việc ổn định hoặc không đủ việc làm để đáp ứng nhu cầu sống. Điều này cho thấy cần có các giải pháp hiệu quả hơn để tạo thêm việc làm, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Theo dự báo của HSBC, trong giai đoạn từ 2023 đến 2024, hầu hết các thị trường lao động trên toàn cầu sẽ chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Trong vòng 5 năm tới, dự kiến sẽ có khoảng 83 triệu việc làm bị giảm do sự thay đổi nhu cầu lao động trong một số ngành. Đồng thời sẽ có khoảng 69 triệu việc làm mới được tạo ra. Điều này dẫn đến một sụt giảm dự kiến 2% trên thị trường lao động toàn cầu, tương đương với khoảng 14 triệu việc làm.
Một trong những thách thức quan trọng là cơ cấu kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường lao động. Dự báo cho thấy sẽ có sự thiếu hụt lao động trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao và kinh nghiệm chuyên môn. Ngược lại, vấn đề dư thừa lao động có thể xảy ra ở một số ngành công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trong các năm tiếp theo.
Nhìn chung, thực trạng nhu cầu lao động Việt Nam hiện nay phản ánh một hình ảnh phức tạp và đa chiều của thị trường lao động. Mặc dù đã sự hồi phục nhưng vẫn còn tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên và chênh lệch kỹ năng. Để thu hút đầu tư và đáp ứng nhu cầu thị trường, Việt Nam cần tăng cường cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và khuyến khích phát triển bền vững.
Với sự phát mạnh mẽ của các khu công nghiệp, nhu cầu về nguồn nhân lực trong khu công nghiệp chất lượng cao trong khu công nghiệp đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nắm bắt được xu thế đó, TP. Hải Phòng đã triển khai nhiều chính sách và chương trình đào tạo nhân lực nhằm nâng cao chất lượng lao động.
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng tại Việt Nam trong quý I năm 2024 dao động ở mức 4,4%, tương đương khoảng 2,3 triệu người. Trong đó, tỷ lệ này tại khu vực thành thị là 3,9% và khu vực nông thôn là 4,7%. Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng nằm trong nhóm tuổi từ 15-34, chiếm 49,0% cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động của nhóm tuổi này trong tổng lực lượng lao động.
Điều này cho thấy một phần lực lượng lao động Việt Nam, đặc biệt là nhóm lao động trẻ, chưa được khai thác hết khả năng. Việc tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của nhóm lao động trẻ là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế. Các biện pháp cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm phù hợp, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giảm tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng trong tương lai.