Tốc độ tăng GDP năm 2023 đạt 5,05%
Tốc độ tăng GDP năm 2023 đạt 5,05%
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu thống kê sơ bộ về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12/2023 (từ ngày 16/12 đến ngày 31/12/2023).
Theo đó, trong kỳ 2 tháng 12/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 29,98 tỷ USD, giảm 1,8% (tương ứng giảm 550 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 12/2023. Kết quả này đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu cả năm 2023 đạt 681,04 tỷ USD, giảm 6,9% (tương ứng giảm 50,25 tỷ USD) so với năm trước.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 466,27 tỷ USD, giảm 8% (tương ứng giảm 40,49 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 214,77 tỷ USD, giảm 4,3% (tương ứng giảm 9,76 tỷ USD) so với năm trước.
Với kết quả trên thì trong kỳ 2 tháng 12/2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,65 tỷ USD. Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 28,3 tỷ USD, gấp 2,3 lần so với con số 12,14 tỷ USD thặng dư của năm trước.
Về xuất khẩu, trong kỳ 2 tháng 12/2023, giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 6,31 tỷ USD, tăng 8,4% (tương ứng tăng 1,27 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 12/2023.
Giá trị xuất khẩu ở kỳ 2 tăng so với kỳ trước ở 1 số nhóm mặt hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 657 triệu USD (tương ứng tăng 26,2%); hàng dệt may tăng 204 triệu USD (tương ứng tăng 15,2%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 121 triệu USD (tương ứng tăng 6,7%); sắt thép các loại tăng 82,2 triệu USD (tương ứng tăng 24%)...
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn kỳ 2 tháng 12 năm 2023 so với kỳ 1 tháng 12 năm 2023.
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng lại giảm mạnh như giày dép các loại giảm 124 triệu USD (tương ứng giảm 12,5%); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 85,9 triệu USD (tương ứng giảm 18,7%); gạo giảm 61,6 triệu USD (tương ứng giảm 31%)...
Tính chung cả năm 2023, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 354,67 tỷ USD, giảm 4,6%, tương ứng giảm 17,04 tỷ USD so với năm trước.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hoá kỳ 2 tháng 12/2023 của Việt Nam đạt mức 13,66 tỷ USD, giảm 11,7% (tương ứng giảm 1,82 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 12/2023.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ này giảm so với kỳ trước đó chủ yếu ở các nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 527 triệu USD (tương ứng giảm 12,3%); dầu thô giảm 320 triệu USD (tương ứng giảm 55,2%); lúa mì giảm 97 triệu USD (tương ứng giảm 66%); vải các loại giảm 79 triệu USD (tương ứng giảm 13%)...
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn kỳ 2 tháng 12 năm 2023 so với kỳ 1 tháng 12 năm 2023.
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng nhập khẩu trong kỳ 2 tăng so với kỳ trước như quặng và khoáng sản tăng 98,7 triệu USD (tương ứng tăng 121%); hạt điều tăng 17,8 triệu USD (tương ứng tăng 43%); phế liệu sắt thép tăng 16,5 triệu USD (tương ứng tăng 23,7%)...
Tính chung cả năm 2023, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 326,37 tỷ USD, giảm 9,2% (tương ứng giảm 33,2 tỷ USD) so với năm trước.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này là 8,43 tỷ USD, giảm 14,4% (tương ứng giảm 1,42 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 12/2023. Trong năm 2023, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 209,07 tỷ USD, giảm 10,3% (tương ứng giảm 24,09 tỷ USD) so với năm trước, chiếm 64,1% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Công việc phân tích dữ liệu đang ngày càng phổ biến khi xuất hiện trong mọi ngành nghề. Năm 2023 chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu tuyển dụng Business Analyst và xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì thế, không ngạc nhiên khi thu nhập của nghề Business Analyst khá hấp dẫn.
Thu nhập của Business Analyst sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm
Theo khảo sát từ Glassdoor, lương Business Analyst (BA) trung bình năm dao động từ $40,000 – $90,000. Dựa vào phân loại theo trình độ kinh nghiệm cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của các BA tùy quốc gia.
Lương BA tại Mỹ sẽ dao động khoảng $77,213/năm tương đương với $6,434/tháng. Những BA lâu năm trong nghề có thể được trả nhiều hơn $9,000/tháng. Lương BA ở Úc trung bình khoảng $90,000/năm tương đương $7,500/tháng. Đặc biệt, BA ở trình độ Senior có thể nhận được hơn $10,000/tháng.
Trong khi đó, ở một số quốc gia châu Á, như Singapore, mức lương trung bình một Junior sẽ nhận được là 3,700/tháng và với Senior BA là khoảng $5,180/tháng. Ở Nhật Bản, mức lương trung bình của BA khoảng $4,564/tháng cho Junior và $6,846/tháng cho Senior.
Dữ liệu thống kê lấy từ trang payscale.com
Khảo sát từ Salaryexplorer.com về mức lương của BA Việt Nam cho biết mức lương BA trung bình theo số năm kinh nghiệm:
Nếu phân chia mức lương BA tại Việt Nam theo thứ bậc, có thể chia thành những cấp độ như sau:
Bên cạnh đó, có các vị trí cao hơn như Manager, Principal với mức lương trung bình giao động từ 50-65 triệu VNĐ/ tháng đối với các công ty lớn và công ty nước ngoài.
Dữ liệu thống kê tính tới 2023 trên trang careerbuilder.vn
Cũng giống như nhiều loại hình công việc khác, các Business Analyst yêu thích sự tự do có thể làm việc như một freelancer. Các BA Freelancer sẽ nhận được thu nhập tương ứng với sự cống hiến của họ cho doanh nghiệp. Tất nhiên, số năm kinh nghiệm, chứng chỉ và thành tích của BA cũng góp phần tăng giá trị của họ. Một số task mà các BA Freelancer thường làm:
Dưới đây là dữ liệu được lấy từ upwork.com được random ngẫu nhiên:
Dữ liệu được lấy từ upwork.com random ngẫu nhiên
Có thể thấy rõ sự chênh lệch khá lớn trong thu nhập của BA tại Việt Nam so với các quốc gia khác trên thế giới. Điều này cũng dễ hiểu vì ngoài sự chênh lệch tiền tệ thì hoạt động phân tích dữ liệu trong nước chỉ mới phổ biến thời gian gần đây. Vẫn chưa có nhiều đơn vị đào tạo uy tín và giúp các BA có được những chứng nhận nghề nghiệp quan trọng.
Dù bạn là một BA mới vào nghề, đã có nhiều năm kinh nghiệm thì đây là những việc bạn có thể làm để cải thiện thu nhập:
Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật tại BAC's Blog.
là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của
quốc tế. Ngoài các khóa học public,
còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12/2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với 2022 (năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Như vậy, xuất nhập khẩu năm 2023 của Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, do tốc độ giảm kim ngạch của nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, nên cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 vẫn thặng dư 28 tỷ USD, vượt xa con số 11,2 tỷ USD của năm 2022.Cán cân thương mại cả năm tiếp tục vị thế xuất siêu trong các năm trước, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Kết quả xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023.
Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 12/2023 ước đạt 32,91 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,44 tỷ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,47 tỷ USD, tăng 4,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 13,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,1%.
Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với quý 3/2023.
Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022. So với thời điểm đầu năm 2023 khi kim ngạch xuất khẩu giảm sâu ở mức hai con số, con số này thể hiện sự hồi phục ngoạn mục, đáng ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp.
Thống kê cho thấy, riêng ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 53,01 tỷ USD (xấp xỉ mức kỷ lục năm 2022), chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng đạt tỷ USD có sự tăng trưởng ấn tượng như: Rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, thức ăn gia súc và nguyên liệu, sắn và các sản phẩm từ sắn… Riêng xuất khẩu gỗ và lâm sản và thủy sản dù tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn khi lần lượt đạt 13,4 tỷ USD và 9,2 tỷ USD nhưng năm nay đều sự suy giảm đáng kể.
Xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim, linh kiện điện tử năm 2023 có sự tăng trưởng ấn tượng khi đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng hơn 15%.
Một số mặt hàng tỷ USD như sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, giấy và các sản phẩm từ giấy, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc… cũng đạt tăng trưởng dương.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%.
Đóng góp cho sự hồi phục trên phải kể đến 35 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (giảm mặt hàng phân bón), chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%)
Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu năm 2023
Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)
Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Phương tiện vận tải và phụ tùng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%.
Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 30,63 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,98 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,65 tỷ USD, tăng 3,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 12,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%.
Trong quý 4/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,3% so với quý 3/2023 Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%.
Trong năm 2023 có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%).
Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu năm 2023.
Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)
Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 111,6 tỷ USD.
Trong năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 83 tỷ USD giảm 12,6% so với năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 29,1 tỷ USD, giảm 7,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,6 tỷ USD, tăng 90,3%; nhập siêu từ Trung Quốc 49,9 tỷ USD, giảm 17,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 29,1 tỷ USD, giảm 23,3%; nhập siêu từ ASEAN 8,3 tỷ USD, giảm 37,2%.
Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12/2023 ước tính xuất siêu 2,28 tỷ USD. Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 49,74 tỷ USD.
Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 6,5% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,4% so với quý trước.
Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 19,59 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm 2022, trong đó dịch vụ du lịch đạt 9,2 tỷ USD (chiếm 46,7% tổng kim ngạch), gấp 2,9 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,5 tỷ USD (chiếm 28,1%), giảm 1,8%.
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2023 ước đạt 29,06 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 10,38 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,6 tỷ USD (chiếm 43,3% tổng kim ngạch), giảm 0,4%; dịch vụ du lịch đạt 7,8 tỷ USD (chiếm 26,9%), tăng 17,3%.
Như vậy, nhập siêu dịch vụ năm 2023 là 9,47 tỷ USD.
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT