Báo Đồng Nai Ma Túy

Báo Đồng Nai Ma Túy

Cập nhật ngày: 01/03/2021 06:02:09

Cập nhật ngày: 01/03/2021 06:02:09

Đồng Nai: Cai nghiện ma túy được hỗ trợ 5 triệu đồng

Ông Nguyễn Như Hải, Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động - thương binh và xã hội Đồng Nai) cho biết, quan điểm của Chính phủ là giảm dần việc tổ chức cai nghiện tại các trung tâm bắt buộc và mở rộng việc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, nhằm tạo mối quan hệ thân thiện giữa người nghiện và xã hội. Để thực hiện chủ trương này, các địa phương phải tính toán thực hiện dựa trên nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương mình. Qua khảo sát bước đầu, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, tội phạm và tệ nạn xã hội của tỉnh đã quyết định chọn phường Tam Hiệp (TP.Biên Hòa) làm thí điểm mô hình này trong thời gian tới.

Theo kế hoạch, Mô hình cai nghiện sẽ được triển khai tại Trung tâm y tế phường Tam Hiệp, có công suất điều trị từ 15 đến 20 bệnh nhân. Đối tượng tham gia điều trị là những người nghiện ma túy, có đơn xin tự nguyện và chưa từng đi cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm.

Đặc biệt, mỗi trường hợp tham gia cai nghiện sẽ được hỗ trợ hơn 5 triệu đồng, bao gồm chi phí cho thuốc điều trị cắt cơn và tiền ăn.

Dự kiến Mô hình cai nghiện trên sẽ đi vào hoạt động ngay trong tháng 8/2013.

(TN&MT) - Chiều ngày 7/11, tại trụ sở UBND huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung chủ trì...

(TN&MT) - Chiều ngày 7/11, tại trụ sở UBND huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung chủ trì cuộc họp khẩn với lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh Đồng Nai về vấn đề học viên bỏ trốn khỏi Trung tâm Cai nghiện Đồng Nai.

Phân tích nguyên nhân liên tục xảy ra các vụ học viên trốn trại, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai cho biết, nguyên nhân trốn trại xuất phát từ việc học viên ức chế khi bị đưa vào trung tâm. Hơn nữa, họ đòi cấp thuốc cai nghiện ngoài phác đồ điều trị nhưng trung tâm không đáp ứng nhu cầu nên dẫn đến sự việc. Những người được đưa vào chưa hiểu rõ pháp luật và muốn về trước thời hạn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng xuống cấp, chật hẹp cũng là nguyên nhân gây ức chế học viên.

Trong tổng số học viên có đến 80% sử dụng ma túy tổng hợp nên dễ nảy sinh hành động quá khích, có 30% học viên cai nghiện là các đối tượng có tiền án, tiền sự. Ông Hồ Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh đề xuất cần phải có biện pháp cứng rắn và quyết liệt, bởi học viên không sợ cán bộ, không coi cán bộ ra gì. Còn đại diện Viện KSND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH quan tâm, mở rộng cơ sở để khắc phục tình trạng quá tải, đồng thời tăng cường lực lượng bảo vệ để phản ứng kịp thời mỗi khi xảy ra sự việc tương tự.

Theo bà Nguyễn Hòa Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ngoài nguyên nhân do điều kiện cơ sở vật chất hạn hẹp, tình trạng thiếu nhân sự cũng gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý tại cơ sở cai nghiện. Trong thời gian qua, tỉnh cũng đã tổ chức tuyển dụng nhân sự cho Trung tâm Cai nghiện Đồng Nai, nhưng rất ít người xin vào. Đó là chưa kể, lực lượng này cũng không được đào tạo chuyên sâu. Bà Hiệp cho biết, trước mắt, tỉnh sẽ thành lập hội đồng để rà soát nhằm xác định trong số hơn 1.400 học viên, ai có người bảo lãnh sẽ cho về để giảm tải cho cơ sở cai nghiện.

Kết luận cuộc làm việc, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đề nghị tỉnh Đồng Nai triển khai nhanh một số phương án để giảm tải cho cơ sở cai nghiện. Trong đó, cần khẩn trương thành lập hội đồng để rà soát các đối tượng có gia đình bảo lãnh, từ đó tạm thời giải quyết cho học viên về. Bên cạnh đó, ông Dung yêu cầu phải phân loại số học viên có sử dụng ma túy nhưng chưa đến mức nghiện để tạm thời cho ra. Đối với những học viên đã có quyết định của tòa án, nhưng đang bị bệnh, ông Dung khuyến nghị cũng nên xem xét cho họ về để chữa bệnh. Riêng các đối tượng quá khích, gây rối, thì cơ quan chức năng phải kiên quyết điều tra, xử lý. Bộ trưởng đề nghị tỉnh về lâu dài, phải tính đến giải pháp khắc phục triệt để, không để tiếp tục xảy ra sự cố tương tự trong tương lai.

Trước đó, trong khi vụ việc gần 600 học viên tổ chức trốn trại vào ngày 23/10 vừa qua chưa kết thúc, thì vào khoảng gần 10 giờ sáng ngày 6/11, cả trăm học viên cai nghiện tại Trung tâm Cai nghiện Đồng Nai (xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đồng loạt hò hét, đập phá, đốt lửa rồi tràn ra khuôn viên. Từ trong các dãy phòng tập thể nhiều học viên ào ra ngoài, leo lên hàng rào thép gai tìm cách đào tẩu. Trước diễn biến bất ngờ và cấp bách, lực lượng tại chỗ và các cán bộ nhân viên tìm cách ngăn chặn đồng thời cấp báo nhờ sự hỗ trợ của các lực lượng công an, chính quyền địa phương. Đến 22 giờ đêm 6/11, có 63/163 học viên tràn ra ngoài đã được truy tìm và giữ lại.

Sau khi tạm lắng, khoảng 10 giờ sáng ngày 7/11, hàng trăm học viên tại trung tâm lại tiếp tục tụ tập, gây rối tại cơ sở này. Theo đó, khi hàng trăm cảnh sát đang canh chừng, kiểm soát bên ngoài thì bỗng từ trong trại hàng trăm học viên lại hò hét kích động ào ra ngoài. Nhiều đối tượng đập phá, đánh lại cả cảnh sát khiến lực lượng giữ trật tự rất vất vả để kiểm soát. Một số cảnh sát bị thương nhẹ. Trong khoảng 30 phút, lực lượng Cảnh sát cơ động, trật tự mới đẩy lùi được các đám học viên vào bên trong, một số đối tượng manh động buộc công an phải dùng biện pháp mạnh. Lực lượng chức năng đã phải sử dụng hơi cay để khống chế, điều xe chữa cháy đến hiện trường để hỗ trợ và ngăn chặn không cho học viên phá cổng ra ngoài.

11 giờ trưa, tất cả các học viên đã được dồn lại vào trong khu cai nghiện. Tình hình đã tạm ổn định trở lại, tiếng hò hét đã dịu bớt. Bên ngoài, các lớp Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự phong tỏa hiện trường cách hàng trăm mét. Người dân qua lại trong vùng phải đi vòng qua các con đường khác. Trong ngày 7/11, lực lượng chức năng đã tạm giữ 103 đối tượng để sàng lọc.

Thứ ba, 23/02/2016 17:55 (GMT+7)

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng tăng cao theo từng năm; trong khi số người nghiện được đưa vào trại cai nghiện và các trung tâm tạm giữ còn rất ít, phần lớn người nghiện vẫn ở ngoài cộng đồng.

Đồng Nai phần lớn người nghiện ma túy vẫn ở ngoài cộng đồng. Ảnh: baodansinh.vn

Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có khoảng 2.900 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. So với năm 2010, số người nghiện đã tăng trên 173%. Hiện, 100% huyện, thị xã, thành phố và 158/171 xã, phường ở Đồng Nai có người nghiện ma túy. Điều đáng nói, hiện số người nghiện ma túy đang ở các trại tạm giam, nhà tạm giữ do công an quản lý là 284 người, số đang cai nghiện tại các trung tâm là 363 người, còn trên 2.250 người nghiện vẫn ở ngoài cộng đồng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng ma túy có chiều hướng phát sinh mới về loại hình và hình thức sử dụng. Nếu như những năm trước đây người nghiện sử dụng cần sa, thuốc phiện, á phiện, hiện nay có trên 78% người nghiện sử dụng heroin. Đặc biệt, những năm gần đây việc lạm dụng ma túy tổng hợp methamphetamine đang có chiều hướng gia tăng mạnh trong giới trẻ. Việc gia tăng người sử dụng ma túy tổng hợp khiến công tác quản lý, phòng ngừa và cai nghiện, phục hồi cho nhóm đối tượng này gặp khó khăn. Ngoài ra, việc sử dụng ma túy thay vì hút, hít, nuốt như trước đây bằng sử dụng những biện pháp không an toàn như chích, khiến số khiến tỷ lệ người nhiễm HIV cũng đang có chiều hướng tăng.

Để hạn chế tỷ lệ người nghiện và quản lý tốt các đối tượng nghiện ma túy, tỉnh Đồng Nai đề ra nhiều giải pháp nhằm tổ chức điều trị và duy trì điều trị cho 2.000 đối tượng mới nghiện bằng chất methadone; tổ chức dạy nghề, tìm việc làm cho các đối tượng cai nghiện và sau cai nghiện.

Các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung công tác tuyên truyền; chú trọng thực hiện xã hội hóa công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng; phát động toàn dân phòng ngừa tệ nạn xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đấu tranh chống tệ nạn ma túy./.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI --------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------

Đồng Nai, ngày 04 tháng 02 năm 2016

-------------------------------

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03/6/2008;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

Căn cứ Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

Căn cứ Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2012 của liên bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Công an Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08/10/2014 của liên bộ: Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/7/2015 của liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an Quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy;

Thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 213/TTr-SLĐTBXH ngày 21/12/2015,

Nơi nhận: - Như Điều 3; - TT. TU, TT. HĐND, UBMTTQVN tỉnh; - Các Đoàn thể tỉnh; - Tòa án tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh; - PCT. UBND tỉnh (VX); - PCVP. UBND tỉnh (VX, NC); - Lưu: VT, VX, NC, TTCB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Hòa Hiệp

Quy định này quy định hình thức, thời gian, thẩm quyền, quy trình phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

1. Người nghiện ma túy hoặc gia đình có người nghiện ma túy.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ áp dụng các biện pháp cai nghiện ma túy và tổ chức quản lý, cai nghiện, phục hồi;

1. Việc tổ chứclập hồ sơ áp dụng các biện pháp cai nghiện ma túy cho người nghiện ma túy phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời nhằm chữa bệnh, cắt cơn giải độc phục hồi, tư vấn tâm lý, điều trị các rối loạn về tâm thần, ổn định sức khỏe và quản lý theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Đảm bảo kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong công tác phối hợp triển khai thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xem xét hồ sơ, quyết định đưa đối tượng nghiện ma túy vào Cơ sở điều trị nghiện ma túy: Công an, Y tế, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ và mở phiên tòa xem xét, quyết định đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Rút ngắn thời gian, quy trình lập, thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng vẫn phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

4. Có sự phân công, phân định trách nhiệm cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương.

5. Tuân thủ quy trình, thẩm quyền và thành phần hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp cai nghiện phù hợp theo quy định của pháp luật.

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người không có nơi cư trú ổn định là người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú; người có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở nhất định.

2. Khu tiếp nhận người không có nơi cư trú ổn định (viết tắt là Khu xã hội) thuộc Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai đóng tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Sử dụng một phần cơ sở vật chất, nhân sự của Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai để thực hiện tiếp nhận người không có nơi cư trú ổn định vào thực hiện cắt cơn, giải độc phục hồi sức khỏe, tư vấn tâm lý và quản lý trong thời gian các cơ quan chức năng làm hồ sơ, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc.

3. Cơ quan Công an lập hồ sơ là Công an xã, phường, thị trấn (viết tắt là Công an cấp xã); Công an huyện, thị xã, thành phố (viết tắt là Công an cấp huyện); lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm Công an tỉnh.

1. Cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng

Là hoạt động cai nghiện theo phương thức cắt cơn giải độc tại các Điểm điều trị nghiện ma túy xã, phường, thị trấn, tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết tắt là Cơ sở điều trị), sau đó được chuyển về gia đình để tiếp tục thực hiện quy trình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo quy định của pháp luật. Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng có hai biện pháp là cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc.

2. Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện

Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện là hoạt động cai nghiện theo phương thức cách ly khỏi môi trường gia đình và cộng đồng, người nghiện được chuyển đến cơ sở cai nghiện để được điều trị cắt cơn, phục hồi sức khỏe, lao động trị liệu, giáo dục hành vi nhân cách, dạy nghề.

a) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện công lập có hai biện pháp là cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc.

b) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ngoài công lập chỉ thực hiện biện pháp cai nghiện tự nguyện.

1. Thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc tại gia đình, cộng đồng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên từ 06 đến 12 tháng theo Điều 3 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP. Thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Cơ sở), tại các cơ sở cai nghiện ngoài công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP.

2. Thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

1. Quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy: Thực hiện theo Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/7/2015 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an quy định về thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy.

2. Thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy.

a) Bác sỹ, y sỹ thuộc Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chẩn đoán và điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền cấp.

b) Bác sỹ, y sỹ thuộc trạm y tế cấp xã, các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y, cơ sở khám chữa bệnh của ngành Công an, phòng khám khu vực, bệnh viện cấp huyện trở lên có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hoặc chứng nhận về chẩn đoán và điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền cấp.

1. Khu xã hội (thuộc Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai) tổ chức việc quản lý người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian chờ lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào Khu cai nghiện bắt buộc tại ấp Bình Tân, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

2. Chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian quản lý tại Khu xã hội thực hiện theo Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

1. Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quyết định thành lập gồm: Lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng; Lãnh đạo Công an cấp huyện làm Tổ phó; Lãnh đạo Phòng Tư pháp, Lãnh đạo Phòng Y tế và đơn vị lập hồ sơ làm thành viên.

2. Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận đề nghị theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về ý kiến của bên có Tổ trưởng Tổ thẩm định hồ sơ.

Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ngoài công lập, cai nghiện ma túy tự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai được thực hiện theo quy định của pháp luật.

1. Bản thân và gia đình người nghiện ma túy tự giác khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với Tổ công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng của xã, phường, thị trấn được thành lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012 và Hướng dẫn số 44/HDLT-SLĐTBXH-SYT-CA ngày 19/6/2012.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Tổ công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng (sau đây viết tắt là Tổ công tác cai nghiện) phối hợp với gia đình và bản thân người nghiện ma túy thống nhất kế hoạch cai nghiện và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ và văn bản của Tổ công tác cai nghiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, Tổ công tác cai nghiện phối hợp với gia đình người đăng ký cai nghiện ma túy triển khai thực hiện kế hoạch cai nghiện theo quy định của pháp luật.

1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ do Công an cấp xã đề nghị, Tổ công tác cai nghiện thẩm tra hồ sơ, xây dựng kế hoạch cai nghiện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định.

2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng.

3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng, Tổ công tác cai nghiện phối hợp với gia đình người nghiện ma túy triển khai thực hiện kế hoạch cai nghiện theo quy định của pháp luật.

Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; Đề án tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện ngoài công lập được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

1. Bản thân hoặc gia đình người nghiện ma túy làm đơn, tự giác khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở, gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra xác nhận vào đơn và chuyển hồ sơ đến Cơ sở.

3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Giám đốc Cơ sở xem xét, quyết định tiếp nhận người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở.

4. Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được quyết định nhưng đối tượng không đến Cơ sở để tự nguyện cai nghiện thì quyết định tiếp nhận người nghiện ma túy vào cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở không còn hiệu lực. Giám đốc Cơ sở thông báo bằng văn bản gửi Chủ tịch UBND cấp xã nơi xác nhận đơn tự nguyện cai nghiện của người nghiện biết để tiếp tục áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định.

1. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện người có hành vi sử dụng ma túy trái phép thì cơ quan lập hồ sơ thực hiện lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời, thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ đến người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ được biết.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan lập hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, triệu tập và chủ trì cuộc họp Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ đề nghị.

3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp thẩm định hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm gửi văn bản đã xác định tính pháp lý hồ sơ đề nghị đến Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để hoàn tất hồ sơ gửi Tòa án nhân dân cấp huyện.

4. Hồ sơ gửi Tòa án nhân dân cấp huyện gồm:

a) Toàn bộ hồ sơ đề nghị của cơ quan lập hồ sơ.

b) Biên bản cuộc họp Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ đề nghị.

c) Văn bản xác định tính pháp lý hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp.

d) Văn bản đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Lập hồ sơ và quyết định đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào Khu xã hội (thời gian thực hiện 24 giờ)

a) Cơ quan lập hồ sơ phát hiện người không có nơi cư trú ổn định có hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc có biểu hiện nghiện ma túy phải tiến hành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi vi phạm, thu thập các tài liệu và lập hồ sơ để ban hành quyết định đưa vào Khu xã hội để quản lý, chữa bệnh, cắt cơn giải độc, phục hồi sức khỏe và tư vấn tâm lý trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Thời hạn người nghiện được quản lý tại Khu xã hội được tính từ ngày bàn giao người có quyết định cho Khu xã hội trong thời gian xác minh, làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Quyết định đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định cho Khu xã hội trong thời gian chờ xác minh làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; tên, địa chỉ của Cơ sở được giao quản lý; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp của người nghiện; lý do, thời hạn, trách nhiệm của người nghiện, trách nhiệm của tổ chức quản lý.

b) Khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan Công an lập hồ sơ có trách nhiệm chuyển ngay người và hồ sơ đến Khu xã hội tiếp nhận theo quyết định. Khu xã hội tiến hành kiểm tra, đối chiếu và tiếp nhận người nghiện kèm hồ sơ từ cơ quan Công an bàn giao để lập biên bản giao, nhận hồ sơ và người nghiện ma túy theo quy định.

2. Xác minh, thu thập tài liệu lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (thời gian thực hiện 05 ngày làm việc)

- Sau khi bàn giao người và hồ sơ cho Khu xã hội, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan Công an lập hồ sơ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Đồng thời, thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ (nếu có) về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Sau khi hoàn thành hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ photo 01 bộ hồ sơ và phối hợp Cơ sở để người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được đọc và ghi chép hồ sơ (có lập biên bản về việc đọc hồ sơ của người đó). Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì cơ quan lập hồ sơ có văn bản đề nghị xem xét việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tập hợp hồ sơ đầy đủ, đánh bút lục và lập thành 02 bản, bản gốc gửi Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý, bản sao lưu tại cơ quan lập hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

- Trường hợp cơ quan Công an có kết quả xác định được nơi cư trú ổn định (trong tỉnh hoặc tỉnh, thành khác) của người đang quản lý tại Khu xã hội; kết quả không xác định được tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó trong thời gian quản lý tại Cơ sở quản lý; người không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Điều 5 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ, thì cơ quan Công an nơi lập hồ sơ phải tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành văn bản hủy quyết định đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào Khu xã hội, đồng thời gửi Cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện.

Sau khi tiếp nhận người nghiện và hồ sơ do cơ quan Công an bàn giao Khu xã hội phối hợp với Phòng Y tế - phục hồi sức khỏe tiến hành tiếp nhận, phân loại, tổ chức quản lý, chữa bệnh, cắt cơn giải độc phục hồi sức khỏe và tư vấn tâm lý cho người nghiện.

3. Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (thời gian thực hiện 04 ngày làm việc)

Trong thời gian 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cơ quan lập hồ sơ các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau:

a) Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

b) Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp cùng cấp sẽ tiến hành đối chiếu hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ (hoặc triệu tập và chủ trì họp Tổ tư vấn nếu thấy cần thiết):

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc chuyển Tòa án nhân dân cấp huyện, đính kèm công văn đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện đang được quản lý tại Cơ sở, bản sao lưu tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật lưu trữ.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập thủ tục hồ sơ chuyển Tòa án theo quy định. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm thực hiện việc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.

4. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

a) Tòa án nhân dân thực hiện các trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 10/02/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

b) Trường hợp trong thời gian quản lý tại Khu xã hội theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng Tòa án có quyết định đình chỉ; Quyết định tạm đình chỉ; Quyết định không áp dụng biện pháp hành chính hoặc Quyết định chuyển đối tượng có dấu hiệu tội phạm theo Điều 116 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp cơ quan Công an nơi lập hồ sơ và Cơ sở điều trị nghiện ma túy lập thủ tục cho ra hoặc bàn giao người đó cho cơ quan điều tra theo quyết định của Tòa án.

5. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

a) Khi người nghiện ma túy được cai nghiện, chữa bệnh tại Khu xã hội có quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc đưa vào cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm phối hợp với Cơ sở lập biên bản bàn giao, chuyển người đó về Khu cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án.

b) Hồ sơ bàn giao người nghiện ma túy có quyết định của Tòa án từ cơ quan Công an sang Cơ sở thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2015 của Chính phủ.

c) Trường hợp người nghiện ma túy tại Khu xã hội đã có quyết định của Tòa án mà bỏ trốn, Cơ sở có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để ra quyết định truy tìm và áp giải người có quyết định về Cơ sở.

d) Cơ quan Công an lập hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi bộ phận tổng hợp Công an tỉnh, huyện, thị xã, thành phố để bổ sung vào danh chỉ bản và cơ sở dữ liệu hồ sơ nghiệp vụ.

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác cai nghiện ma túy, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm, dài hạn về công tác cai nghiện ma túy.

b) Trực tiếp chỉ đạo công tác cai nghiện tại Cơ sở; chủ động phối hợp các ngành, đoàn thể, địa phương kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

c) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND cùng cấp triển khai thực hiện công tác cai nghiện ma túy.

d) Định kỳ 06 tháng, năm tổng hợp báo cáo và đề xuất giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này với UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

a) Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về xác định tình trạng người nghiện ma túy, điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy cho đội ngũ y tế của tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định phục vụ cho công tác lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy.

b) Chỉ đạo các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, Trạm Y tế Cơ sở điều trị nghiện ma túy phối hợp Tổ công tác cai nghiện trong việc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và xác định tình trạng nghiện ma túy.

c) Hướng dẫn phác đồ điều trị nghiện ma túy dạng thuốc phiện, nghiện ma túy tổng hợp cho các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, Trạm Y tế cơ sở điều trị nghiện ma túy; kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên môn trong hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy, phục hồi sức khỏe cho người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện.

d) Chỉ đạo bệnh viện tiếp nhận, cứu chữa người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, học viên tại Cơ sở, người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định đang được quản lý mắc các bệnh nặng do gia đình, Tổ công tác cai nghiện Cơ sở chuyển đến.

a) Chỉ đạo công an cấp huyện, cấp xã phối hợp các ngành chức năng giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp cai nghiện ma túy. Đồng thời, tổ chức đưa người đã có quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cai nghiện tại Cơ sở.

b) Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác bảo vệ, hướng dẫn sử dụng các loại trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho cán bộ Cơ sở điều trị nghiện ma túy theo đề nghị của các cơ quan chủ quản.

c) Hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, phối hợp các ngành chức năng bảo đảm an toàn, xử lý các tình huống xấu xảy ra trong quá trình tổ chức, thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, Cơ sở điều trị nghiện ma túy.

d) Phối hợp các cơ quan chức năng điều tra, xử lý người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, học viên tại Cơ sở, người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định đang được quản lý tại Cơ sở quản lý có hành vi vi phạm pháp luật.

Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Cơ sở điều trị nghiện ma túy; hướng dẫn thành lập Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy.

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, hướng dẫn, triển khai các quy định của Trung ương và địa phương về nội dung chi, mức chi cho công tác quản lý đối tượng trong Cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện Quy chế này theo quy định.

Phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, tính pháp lý trong quá trình lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách phục vụ cai nghiện ma túy nói chung trong đó có công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy.

b) Quyết định thành lập Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ và chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Phòng Tư pháp, UBND cấp xã phối hợp trong việc lập và thẩm định hồ sơ, thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

c) Chỉ đạo UBND cấp xã thành lập Tổ công tác cai nghiện theo quy định của pháp luật. Bố trí ngân sách phục vụ công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hỗ trợ cho người sau cai nghiện được tiếp cận các dịch vụ vay vốn, học nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng theo quy định của UBND tỉnh.

d) Kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng ở địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác cai nghiện ma túy theo quy định.

9. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

a) Quyết định thành lập Tổ công tác cai nghiện theo quy định của pháp luật. Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn Tổ công tác cai nghiện tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác cai nghiện ma túy theo quy định.

c) Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại Cơ sở; hướng dẫn gia đình có người nghiện và đoàn thể xã hội địa phương tham gia quản lý người nghiện trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại Cơ sở.

d) Thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai nghiện ma túy phục hồi sức khỏe, nhân cách và sớm hòa nhập cộng đồng.

đ) Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã chấp hành xong quyết định cai nghiện ma túy được học nghề, tìm việc làm, vay vốn sản xuất, kinh doanh và tiếp cận với các dịch vụ y tế, xã hội; tích cực phòng, chống tái nghiện ma túy.

10. Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai

Tổ chức tiếp nhận, quản lý, điều trị bệnh, cắt cơn nghiện ma túy, dạy nghề, tạo việc làm, giáo dục phục hồi hành vi nhân cách, phòng, chống tái nghiện, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế này.

Vận động người nghiện và thân nhân gia đình người nghiện ma túy tự giác khai báo tình trạng nghiện và tự nguyện đăng ký hình thức cai nghiện, tích cực phối hợp triển khai thực hiện Quy chế này.

1. Chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ và các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các trường hợp còn vướng mắc về hồ sơ, thủ tục xét xử đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện phối hợp Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Khu xã hội.

1. Chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện thẩm tra về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân cùng cấp.

2. Sau khi nhận được thông báo thụ lý hồ sơ của Tòa án cùng cấp, Viện kiểm sát tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ việc đó để phối hợp giải quyết được nhanh chóng, kịp thời.

1. Định kỳ hàng tháng, quý, năm, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác cai nghiện về Ủy ban nhân dân tỉnh đồng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an tỉnh. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

(ĐN) - Ngày 24-12, Công an TP.Long Khánh đang điều tra vụ một nhóm đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được phát hiện tại P.Xuân An (TP.Long Khánh).

Trước đó, chiều 21-12, Công an TP.Long Khánh chủ trì phối hợp với trinh sát Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Công an P.Xuân An tiến hành kiểm tra quán karaoke Star (đóng tại P.Xuân An) phát hiện 1 phòng hát có 10 đối tượng đang tụ tập tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; thu giữ 2 viên thuốc lắc, 1 gói ma túy hàng khay cùng một số tang vật liên quan khác.

Qua công tác điều tra xác minh ban đầu lực lượng công an xác định, trong số các đối tượng trên có 5 đối tượng gồm: Trần Minh Tâm (42 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang), Phan Hoàng Hữu Lộc (32 tuổi, ngụ H.Cẩm Mỹ), Nguyễn Chí Tâm (33 tuổi, ngụ H.Cẩm Mỹ), Nguyễn Minh Trí (18 tuổi, ngụ TP.Long Khánh) và Lê Thanh Tùng (33 tuổi, ngụ H.Cẩm Mỹ) đã thống nhất với nhau mua ma túy, thuê phòng hát karaoke và gọi 5 tiếp viên nữ đến để cùng sử dụng ma túy.

Trưa 21-12, Nguyễn Chí Tâm đã mua 1 bịch ma túy hàng khay, 3 viên thuốc lắc của một người tên Tý (chưa rõ lai lịch) với giá 3,9 triệu đồng rồi đặt phòng hát tại quán karaoke Star và gọi 5 nữ tiếp viên đến để cùng sử dụng ma túy. Khi các đối tượng đang tổ chức sử dụng ma túy thì bị lực lượng công an phát hiện, bắt quả tang.

Hiện vụ việc đang được Công an TP.Long Khánh tiếp tục điều tra.

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới và trước yêu cầu của thực tiễn, ngày 16/8/2019, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Chỉ thị lần này mang nhiều nội dung mới có tính chiến lược, tính thực tiễn sâu sắc, xử lý nhiều vấn đề cấp bách, tạo các điều kiện mới cho công tác phòng, chống ma túy.

Địa chỉ: Ấp Thuận Hòa- Xã Sông Thao- Huyện Trảng Bom- Đồng Nai

Điện thoại: 0902103608 gặp trực tiếp anh Tiêu Vĩnh Ngọc

Hoặc 0919.990.868 Anh Tiêu Đức Thắng

Đây là cơ sở mới nhất được mở ra tạo điều kiện đáp ứng đủ mọi nhu cầu của người bệnh tới đây cai, cũng như ở lại lâu dài. cơ sở xây dựng trên một diện tích rộng lớn do chính Anh Tiêu Vĩnh Ngọc thiết kế mô hình. Với mục tiêu ” tất cả vì người nghiện”