Theo Sharma (2017), ngân hàng số là hình thức ngân hàng thực hiện ứng dụng công nghệ để số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống, đó là hệ thống cho phép các giao dịch ngân hàng như thanh toán, gửi tiền, rút tiền trên nền tảng internet, thay vì giao dịch tại ngân hàng như trước đây. Phát triển dịch vụ ngân hàng số có thể được hiểu là sự tăng lên về quy mô và chất lượng cũng như tiện ích dịch vụ ngân hàng số nhờ tận dụng các tính năng kỹ thuật số mà vẫn bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng.
Theo Sharma (2017), ngân hàng số là hình thức ngân hàng thực hiện ứng dụng công nghệ để số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống, đó là hệ thống cho phép các giao dịch ngân hàng như thanh toán, gửi tiền, rút tiền trên nền tảng internet, thay vì giao dịch tại ngân hàng như trước đây. Phát triển dịch vụ ngân hàng số có thể được hiểu là sự tăng lên về quy mô và chất lượng cũng như tiện ích dịch vụ ngân hàng số nhờ tận dụng các tính năng kỹ thuật số mà vẫn bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng.
Thương mại đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Cụ thể:
- Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất. Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hóa, dịch vụ, từ đó bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thông hàng hóa dịch vụ thông suốt.
- Thương mại mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất.
- Thương mại là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa.
- Thương mại góp phân thúc đẩy doanh nghiệp năng động sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận này sẽ được chia cho các thành viên của pháp nhân đó. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Pháp nhân thương mại mang các đặc điểm sau:
- Pháp nhân thương mại trước hết là một pháp nhân.
Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
+ Có cơ cấu tổ chức với cơ quan điều hành và một số cơ quan khác.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính pháp nhân được thành lập.
+ Nhân danh chính pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật độc lập.
- Mục đích hoạt động của pháp nhân thương mại là chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận.
Thương mại dịch vụ chịu tác động lớn bởi tâm lý, tập quán và truyền thống văn hóa, ngôn ngữ,… Điều này khiến cho thương mại hàng hóa, sản phẩm là vật vô tri vô giác. Nên khi đi qua biên giới không được kiểm soát kỹ lưỡng như sản phẩm cụ thể.
Cũng chính vì lí do này mà thương mại dịch vụ thường sẽ bị đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương mại so với thương mại hàng hóa.
Tham khảo: Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman
Ngành này có phạm vi hoạt động rất rộng. Từ dịch vụ sản xuất đến dịch vụ tiêu dùng cá nhân, kinh doanh và quản lý tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Thu hút đông đảo lượng lớn người tham gia với trình độ khác nhau. Từ lao động đơn giản đến lao động phức tạp. Từ giúp việc, lao động chân tay đến các chuyên gia tư vấn, giáo dục,…
Thương mại dịch vụ được xác định theo 4 phương thức chính:
Thương mại dịch vụ xuyên biên giới được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một quốc gia sang lãnh thổ của quốc gia khác.
Ví dụ: Cung cấp dịch vụ kế toán từ xa tại một quốc gia cho một công ty có trụ sở tại một quốc gia khác hoặc một hãng hàng không bay giữa hai điểm đến quốc tế.
Phương thức này thường không được cam kết. Chủ yếu là do không thể cung cấp nhiều dịch vụ từ xa (Ví dụ như dịch vụ xây dựng).
Phương thức này bao gồm việc cung cấp dịch vụ của một quốc gia cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ quốc gia nào khác.
Ví dụ: du lịch, y tế từ xa hoặc du học,…
Cho đến nay phương thức này được cho tự do hóa nhất về cam kết của các thành viên WTO. Điều này chủ yếu là do các chính phủ ít có khả năng hạn chế việc di chuyển của công dân ra ngoài biên giới nội địa (ví dụ: khách du lịch).
Bao gồm các dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ của một quốc gia trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào khác.
Ví dụ: Một ngân hàng mở chi nhánh thực hoặc nhà cung cấp dịch vụ internet cung cấp dịch vụ internet ở một quốc gia khác.
Phương thức này cởi mở hơn, phản ánh vai trò quan trọng của nó trong việc thúc đẩy quốc tế cung ứng dịch vụ, chuyển giao bí quyết và nâng cao năng lực của các nền kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
“Thể nhân” là một con người, khác biệt với các pháp nhân như công ty hoặc tổ chức. Các quốc gia có thể tự do quyết định nơi tự do hóa trên cơ sở từng lĩnh vực. Bao gồm cả phương thức cung cấp cụ thể mà họ muốn cung cấp cho một lĩnh vực nhất định.
Bao gồm các dịch vụ do nhà cung cấp dịch vụ của một quốc gia cung cấp thông qua sự hiện diện của thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào khác. Phương thức này có mức độ cam kết thấp nhất. Có thể do một số hoạt động nhạy cảm liên quan đến sự di chuyển của người lao động nước ngoài.
Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyển một nhân viên từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm nhiệm vụ (Bác sĩ hoặc kiến trúc sư đi du lịch và làm việc ở nước ngoài).
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành luận văn thạc sĩ vì thiếu thời gian hoặc tài liệu tham khảo hạn chế, đừng lo lắng. Tại Luận Văn Việt, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn với giá thuê viết luận văn thạc sĩ hấp dẫn, nhiều ưu đãi. Cam kết chất lượng bài luận văn cao nhất, giúp bạn đạt được những kết quả xuất sắc trong hành trình nghiên cứu của mình.
Hoạt động thương mại mang một số đặc điểm sau đây:
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại: Chủ thể tham gia hoạt động thương mại được gọi chung là thương nhân. Trong một quan hệ thương mại phải có ít nhất một bên là thương nhân.
- Mục đích hoạt động thương mại: Mục đích là tạo ra lợi nhuận, lợi ích kinh tế.
- Nội dung chính của hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại gồm: Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
- Phạm vi của hoạt động thương mại.
Các chủ thể được kinh doanh tất cả các dịch vụ, hàng hóa mà pháp luật không cấm. Phạm vi của hoạt động thương mại cũng không bị hạn chế trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể tiến hành trên phạm vi quốc tế.
Bên cạnh thuật ngữ thương mại là gì, nhiều người cũng rất thắc mắc về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại.
Vi phạm hợp đồng thương mại là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. Khi vi phạm hợp đồng thương mại, thương nhân sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:
7.1. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, việc phạt vi phạm được quy định như sau:
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Theo quy định này, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra khi hợp đồng thương mại giữa các bên có thỏa thuận về nội dung phạt vi phạm và một trong các bên vi phạm điều khoản về phạt hợp đồng đã thỏa thuận.
Căn cứ Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, mức phạt vi phạm được quy định như sau:
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Như vậy, nếu vi phạm hợp đồng thương mại, bên vi phạm có nghĩa vụ nộp phạt theo mức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên mức phạt tối đa sẽ bị giới hạn ở mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
7.2 Mức bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại
Theo Điều 302 Luật Thương mại, nếu một bên vi phạm hợp đồng thương mại gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại phải chịu
- Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại đáng lẽ được hưởng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đẩy đủ các yếu tố sau:
- Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp được miến trách nhiệm.
- Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Để được bồi thường đầy đủ, bên bị thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất và khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
7.3. Trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm
Căn cứ Điều 294 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng thương mại sẽ được miễn trách nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại.
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.
- Hành vi vi phạm xảy ra do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm ký hợp đồng thương mại.
Để được miễn trách nhiệm khi vi phạm, bên vi phạm hợp đồng thương mại phải chứng minh được mình thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm.