Lê Quang Liêm (sinh năm 1991) là một Đại kiện tướng cờ vua người Việt Nam. Anh là kỳ thủ số 1 Việt Nam và là một trong những kỳ thủ nam hàng đầu châu Á.
Lê Quang Liêm (sinh năm 1991) là một Đại kiện tướng cờ vua người Việt Nam. Anh là kỳ thủ số 1 Việt Nam và là một trong những kỳ thủ nam hàng đầu châu Á.
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn. Ông là con An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú.
Quê ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Được phong ấp ở hương Vạn Kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang.
Ông sinh năm 1226, mất năm 1300, thọ 74 tuổi.
Ông là anh hùng dân tộc, “Bình Bắc Đại Nguyên Soái”, là nhà quân sự thiên tài, nhà chính trị vẹn toàn tài đức, bậc “đại bút”.
Theo truyền thuyết, từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã ham thích trò chơi đánh trận, sáu tuổi biết làm thơ. Lớn lên, học vấn rất uyên bác, vừa giỏi văn chương vừa hiểu thấu lục thao tam lược, cưỡi ngựa, bắn cung đều thành thạo. Năm 1257, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần đầu, ông được cử cầm quân giữ biên thuỳ phía Bắc. Ba chục năm sau, trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287-1288), ông lại được đề bạt làm Tiết chế Thống lĩnh toàn quân và đã giành thắng lợi lẫy lừng, đánh tan quân Nguyên ra khỏi bờ cõi đất nước.
Là một vị tướng tài kiêm văn võ, biết đánh giá đúng vai trò quan trọng của dân- nền tảng của xã tắc- và của quân- lông cánh của chim hồng chim hộc- Trần Hưng Đạo đã biết đề ra một đường lối quân sự ưu việt, có tính chất nhân dân, mà tiêu biểu là hai cuộc rút lui chiến lược khỏi Kinh thành Thăng Long, tránh cho nhà Trần những tổn thất lớn, và tạo thời cơ bẻ gãy lực lượng của địch. Những kế hoạch làm vườn không nhà trống trên khắp các nẻo đường mà giặc đi qua, những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa hương binh và quân đội chính quy của nhà nước, những trận phục kích lừng danh như trận Bạch Đằng đã làm cho tên tuổi của ông sống mãi. Ngay đến kẻ thù cũng phải nhắc đến mấy chữ Hưng Đạo Vương với niềm kính trọng.
Bên cạnh tư tưởng quân sự kiệt xuất, Trần Quốc Tuấn còn nêu một tấm gương về lòng trung nghĩa sáng suốt, biết gạt bỏ mọi hiềm khích riêng để đoàn kết các tôn thất và tướng tá trong triều nhằm phò vua giúp nước, đánh bại kẻ thù. Sử sách từng ghi lại câu nói nổi tiếng của ông với vua Trần Thánh Tông, khi đất nước đang lâm vào tình thế nghìn cân treo sợi tóc: “Xin bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi sau sẽ hàng”. Cho đến trước khi chết ông vẫn ân cần dặn vua Trần Anh Tông trong mọi chính sách của nhà nước phong kiến phải biết “Nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Ông không những là một công thần của nhà Trần mà còn là một Anh hùng lớn của dân tộc.
Ông thường tiến cử nhiều người có tài ra giúp nước, lập nên công nghiệp lớn như: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu… bất kể họ thuộc thành phần xã hội nào.
Trần Quốc Tuấn mất ngày 20 tháng Tám năm Canh tý (3-IX-1300) tại Vạn Kiếp. Sau khi mất, ông được triều đình phong tặng Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công, Nhân võ Hưng Đạo Đại Vương. Đền thờ ông tại Vạn Kiếp gọi là “Đền Kiếp Bạc”.
– Binh gia diệu lý yếu lược (Còn gọi là Binh thư yếu lược).
– Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Còn gọi là Hịch tướng sĩ). Đây là bài hịch viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai, nhằm kêu gọi tướng sĩ chăm lo luyện tập và nghiên cứu binh thư để kịp thời đối phó với âm mưu xâm lược của giặc. Bài hịch chứng tỏ tài năng văn chương trác luyện và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Tuấn.
Ông được xếp vào danh sách Mười Đại nguyên soái Thế giới kiệt xuất nhất.
Nhắc đến dòng nhạc trữ tình Việt Nam, có lẽ khán giả không thể không nhắc đến tên nam ca sĩ Quang Lê – một ca sĩ với giọng ca ngọt ngào, sâu lắng, với những bài ca đi vào lòng người…
Thông tin cơ bản về ca sĩ Quang Lê
Nơi sống/ làm việc: Hồ Chí Minh
Nơi cộng tác chính: Trung tâm Thúy Nga Paris By Night
Quang Lê sinh ra ở tại Huế, trong gia đình anh gồm có 7 anh em trong đó có một người chị nuôi và người anh ruột là ca sĩ Nguyên Lê cũng đã từng biểu diễn trong chương trình Paris By Night 93 của Trung tâm Thúy Nga, Quang Lê là đứa con thứ 3 trong gia đình. Cha Quang Lê là một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Vào đầu những năm 1990, Quang Lê đã theo gia đình sang định cư ở tại bang Missouri, Mỹ.
Đặc biệt, do anh là người Huế nên giọng nói của anh mang đậm chất đặc trưng rõ rệt của các vùng quê thuộc dải Duyên Hải Nam TrungBộ – miền Trung Việt Nam, nhưng Quang Lê vẫn thể hiện được bằng cả chất giọng ở miền Nam hay ở miền Bắc trong các ca khúc của mình.
Quang Lê được bố mẹ cho theo học nhạc từ nhỏ vào năm lớp 9 đến năm thứ 2 của đại học trước khi gia đình chuyển sang sống định cư ở California. Tại đây, anh đã từng đoạt được giải thưởng đó là huy chương bạc trong một chương trình của một cuộc thi tài năng trẻ, do bang California Mỹ tổ chức.
năm 2000, thì ca sĩ Quang Lê mới chính thức được có cơ hội theo đuổi sự nghiệp ca hát của chính mình, nhưng sau đó nam ca sĩ này phải mất rất nhiều thời gian đến 2 năm mới có được một chỗ đứng trong lòng các khán giả cộng đồng người Việt ở Mỹ. Và từ lúc đó, cái tên Quang Lê liên tục nhận được rất nhiều lời mời biểu diễn ở Mỹ, cũng như là ở Canada, Úc.
Anh tạo nên ấn tượng sâu sắc với khán giả qua dáng vẻ thư sinh cùng giọng hát ngọt ngào, trầm ấm và giàu tình cảm đậm chất Huế. Anh liên tiếp được trung tâm phát hành liên tiếp các solo album và đều tạo được tiếng vang lớn. Những ca khúc tiêu biểu của anh có thể kể đến như: Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Cô Hàng Xóm, Đập Vỡ Cây Đàn, Đường Về Quê Hương, Đôi Mắt Người Xưa,…Đặc biệt nhất là ca khúc Sương Trắng Miền Quê Ngoại đánh dấu tên tuổi của Quang Lê trong thị trường hải ngoại mà anh trình bày ở Paris By Night 69.
Anh là một trong những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng rất nhanh và có cơ hội được song ca với rất nhiều nữ ca sĩ khác ở Trung tâm Thúy Nga như Ngọc Hạ, Hà Phương, Hương Thuỷ, Như Quỳnh và đặc biệt là “người tình sân khấu” của anh, nữ ca sĩ Mai Thiên Vân. Hai người đã trở thành một cặp song ca rất ăn ý với nhau sau hai ca khúc Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi trong Paris By Night 90 và Gõ Cửa Trái Tim trong Paris By Night 92. Cả hai đã ra mắt 2 CD song ca chung với nhau: Đôi mắt người xưa (2009) và Phải lòng con gái Bến Tre (2011).
Năm 2010 đến nay, Quang Lê thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn tại Việt Nam cũng như các hoạt động khác. Năm 2013, Quang Lê nhận Phương Mỹ Chi – á quân Giọng hát Việt Nhí mùa 1 làm con nuôi và đã giúp bé có được những sản phẩm âm nhạc riêng của mình. Năm 2015, anh trở thành một trong bốn vị giám khảo của chương trình VSTAR Kid mùa 1 do Trung tâm Thúy Nga tổ chức để tìm kiếm tài năng nhí từ 4-15 tuổi. Năm 2019, anh trở thành một trong bốn vị HLV của chương trình Thần Tượng Bolero mùa 2 nhằm tìm kiếm tài năng ca hát dòng nhạc vàng, bolero.
Cuộc sống đời thường của ca sĩ Quang Lê
Mặc dù anh là một trong các ca sĩ có thu nhập cao không kém cạnh ai, nhưng nam ca sĩ Quang Lê chỉ tậu cho mình một căn nhà khá là đơn giản, nằm ở một vùng ngoại ô ở Mỹ.
Quang Lê đã từng chia sẻ trên trang cá nhân của mình hình ảnh căn nhà nhỏ khá là giản dị nhưng lại nổi bật bởi một thảm cỏ xanh mướt và với hàng dừa. Quang Lê cũng tiết lộ đây là ngôi nhà của gia đình anh ở California Mỹ.
Nam ca sĩ cũng đã bật mí những hàng dừa nghiêng bóng tỏa bóng mát trong sân nhà là một thành quả của ba mình.
Nam ca sĩ Quang Lê sinh năm 1981 bật mí, những anh khi không đi diễn và nhưng lúc có thời gian rảnh, anh đặc biệt rất thích thú với việc ngồi trong sân ngắm khu vườn nhỏ của gia đình.
Căn nhà của gia đình ca sĩ Quang Lê được thiết kế khá là đơn giản và nó mang đậm phong cách Việt.
Mảnh sân trước của ngôi nhà được sắp xếp rất gọn gàng, và cẩn thận. Và đây cũng là garage để xe của cả gia đình.
Ngay trước thềm của ngôi nhà, gia đình ca sĩ Quang Lê trang trí bằng những viên đá và cẩn thận đặt dòng lên chữ “Welcome” để bày tỏ lòng hiếu khách của mình.
Ngôi nhà với hai gam màu nổi bật trong căn nhà đó là trắng và vàng kem. Chính vì vậy, bộ sofa cùng với chiếc bàn màu đen càng làm nổi bật, và ấn tượng hơn. Quang Lê cũng đã đặt những tấm hình của mình cùng với bạn bè đồng nghiệp ngay chính trong phòng khách của ngôi nhà.
Phòng khách, phòng ăn, sảnh chờ… được thông với nhau khiến cho căn nhà luôn thoáng đãng, mát mẻ.
Quang Lê cũng dành cho mình một phòng thu cá nhân ngay chính trong nhà. Anh còn bật mí: “Đây là nơi đã sản xuất ra được nhiều bài hát hay như là Về đâu mái tóc người thương”.
Chiếc micro rất đặc biệt của Quang Lê. Nam ca sĩ còn cho biết: “khi Quang Lê thu âm bằng chiếc microphone này đây. Và bây giờ thì loại micro này đã không còn sản xuất nữa nên nó quý lắm”.
Nam ca sĩ có một phòng để quần áo, giày dép và các phụ kiện. Vì phải thường xuyên đi lưu diễn ở các nơi gần xa và chỉ chuộng mặc vest cùng với sơ-mi nên trong tủ đồ của Quang Lê luôn đầy ắp các bộ trang phục tương tự. Khi anh chia sẻ hình ảnh này, Quang Lê đã không quên nhấn mạnh: “Bao nhiêu kỷ niệm đều nằm ở đây”.