Quy định về ngoại ngữ (áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt)
Quy định về ngoại ngữ (áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt)
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học bổng: Qũy học bổng lên đến 50 tỷ đồng
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 15/05/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 18/09/2024
Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ thực phẩm (Mã ngành: 114) của Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM sẽ trang bị cho sinh viên theo học các kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật, công nghệ, khoa học thực phẩm và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa (phô mai, kem…), đường và bánh kẹo, trà – cà phê – cacao, thịt và các sản phẩm từ thịt (xúc xích, đồ hộp, paté…), sản phẩm từ thủy sản, dầu béo, … Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo có thể trở thành những kỹ sư có tay nghề cao, nắm bắt được kỹ thuật và công nghệ sản xuất thực phẩm hiện đại, có thể thiết kế quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm thực phẩm, đảm bảo chất lượng quy trình và sản phẩm, vận hành và triển khai sản xuất thực phẩm quy mô công nghiệp. Một số cơ hội nghề nghiệp bao gồm các vị trí trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Vận hành sản xuất thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm, phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm, thiết kế sản phẩm thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm, phụ trách dinh dưỡng thực phẩm, … Kỹ sư của ngành sau khi tốt nghiệp có thể tham gia làm việc tại: Phòng thí nghiệm của nhà máy, bộ phận vận hành - quản lý nhà máy và phân xưởng sản xuất, bộ phận đảm bảo chất lượng, phòng thí nghiệm, đội ngũ giảng dạy của các Viện - trường về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm, ...
PHẦN A: Thông tin về chương trình và đơn vị cấp bằng (SECTION A: DETAILS OF THE COURSE AND AWARD) 1.Tên chương trình (Programme title) Kỹ thuật Ô tô (Automotive Engineering) 2.Tên khoa (Faculty) Khoa Kỹ thuật Giao thông (Faculty of Transportation Engineering) 3.Trường/Đơn vị cấp bằng (Awarding body/ Institu...
Để chuẩn bị tốt cho sinh viên học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN), Phòng Quản lý sinh viên, đối tượng bồi dưỡng Trung tâm GDQP&AN thông báo thời gian, địa điểm và những nội dung sinh viên cần chuẩn bị khi đến học như sau: 1. Thời gian học: từ ngày 07/10 đến 01/11/2019 ...
Quy định về môn tiên quyết, học trước, song hành
Môn tiên quyết: Môn học A là môn tiên quyết của môn học B: điều kiện bắt buộc để đăng ký học môn học B là đã học và đạt môn A.
Môn học trước: Môn học A là môn học trước của môn học B: điều kiện bắt buộc để đăng ký học môn học B là đã học và có điểm tổng kết của môn A khác không (Điểm cấm thi CT, vắng thi VT và không đạt KD được tính như điểm 0).
Môn song hành: Môn học A là môn học song hành của một môn học B: điều kiện bắt buộc để đăng ký học môn học B là đã đăng ký học môn A. SV được phép đăng ký học môn B vào cùng học kỳ đã đăng ký học môn A hoặc vào các học kỳ tiếp sau đó.
Tổ hợp môn: A00: 70.83 B00: 70.83 D07: 70.83
Điểm xét tuyển phương thức kết hợp được tính như sau:
ĐIỂM XÉT TUYỂN (ĐXT) = [Điểm ĐGNL quy đổi] x 70% ĐXT + [Điểm TN THPT quy đổi] x 20% ĐXT + [Điểm học tập THPT] x 10% ĐXT + [Điểm Văn thể mỹ, hoạt động xã hội, năng lực khác, Điểm khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên (nếu có)].
- Điểm tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ 20% ĐXT.
- Điểm TN THPT quy đổi = [Điểm TN THPT theo tổ hợp đăng ký] x 3.
- Điểm chuẩn là tổng điểm của 3 thành tố: Điểm thi ĐGNL do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức; Điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ được tính theo công thức trên.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023 là: 70.83
- Điểm học tập THPT chiếm 10% ĐXT.
- Điểm học tập THPT = Tổng (Điểm tổng kết năm học học tập THPT theo tổ hợp đăng ký) cả 03 năm lớp 10, 11, 12.
- Điểm của bài thi đánh giá năng lực chiếm 70% ĐXT.
- Điểm ĐGNL quy đổi = [Điểm ĐGNL] x 90 / 990.
- Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT và ĐHQG-HCM: 1-5% tổng chỉ tiêu.
- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM: 10-15% tổng chỉ tiêu.